Truyền thông quốc tế ấn tượng với hình ảnh hàng ngàn người tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các hãng thông tấn, báo, đài quốc tế đã đưa tin về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của người dân đối với Tổng Bí thư cùng với những đánh giá về dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư trong gần 3 nhiệm kỳ lãnh đạo Việt Nam.
Người dân đứng dọc hai bên đường tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.
Người dân đứng dọc hai bên đường tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN.

Kênh truyền hình tin tức tiếng Ả Rập Aljazeera có bài viết "Hàng nghìn người Việt Nam tiếc thương trong tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Theo bài viết, ít nhất 210.000 người đã bày tỏ lòng kính trọng đối với nhà lãnh đạo Việt Nam tại các buổi lễ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và quê nhà của ông ở ngoại ô thủ đô.

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "người dẫn dắt mối quan hệ sâu sắc" giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, trong khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi ông là "người bạn thực sự của Nga".

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) có bài viết: "Lễ tang Tổng Bí thư thu hút hàng nghìn người đến viếng". Bài viết cho biết, hàng ngàn người tập trung tại Hà Nội vào thứ Sáu trong ngày thứ hai của lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để bày tỏ tiếc thương cho sự ra đi của Tổng Bí thư.

Theo VOA, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ủng hộ trường phái "ngoại giao cây tre", để chỉ sự linh hoạt của đường lối ngoại giao trước những "cơn gió ngược" đang làm thay đổi của địa chính trị thế giới.

Truyền thông quốc tế ấn tượng với hình ảnh hàng ngàn người tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ảnh 1

Nhiều người dân cầm tờ báo Ngày Nay trên tay có di ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Hãng tin Nikkei của Nhật Bản có bài viết: "Cựu Thủ tướng Nhật Bản và nhà lãnh đạo quyền lực thứ 4 tại Trung Quốc đã tới Hà Nội để dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng". Theo bài viết, nhà lãnh đạo Việt Nam thúc đẩy trường phái "ngoại giao cây tre" để bảo đảm rằng Việt Nam không phụ thuộc vào bất kỳ cường quốc nào.

Nikkei dẫn lời cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, hiện là cố vấn tối cao của Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt, đã bày tỏ sự kính trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Nhân dịp sang Hà Nội viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ông Suga đã có cuộc gặp với Chủ tịch nước Tô Lâm.

Mạng Tin tức châu Á (Asia News Network), mạng lưới 22 tập đoàn truyền thông ở các thành phố châu Á, có bài viết: "Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hơn 1.560 đoàn đến viếng".

Bài viết dẫn lời Ban Tổ chức Quốc tang cho biết, từ 7h đến 19h ngày 25/7, đã có tới 1.565 đoàn với khoảng 55.600 người đến viếng và gửi lời chia buồn, trong đó có các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các bộ, địa phương, đơn vị, lực lượng vũ trang, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, bạn bè và đồng bào.

Buổi lễ được tổ chức đồng thời tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội, Hội trường Thống Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và quê hương của ông, làng Lại Đà ở Hà Nội.

Truyền thông quốc tế ấn tượng với hình ảnh hàng ngàn người tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ảnh 2

Người dân xếp hàng ngay ngắn chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Ảnh: VGP/Anh Lê.

Trang tin Business Standard của Ấn Độ bày tỏ ấn tượng trước hàng nghìn người đến tham dự Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó có Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo; cựu Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga; Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez; và Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Doval...

Trong bài viết về lễ viếng, truy điệu, an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hãng tin Tân Hoa Xã tường thuật, Chủ tịch nước Tô Lâm đọc điếu văn bày tỏ sự kính trọng và cảm kích đối với "những đóng góp, cống hiến vô cùng to lớn" của Tổng Bí thư cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định di sản vô giá của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã củng cố niềm tin mãnh liệt của nhân dân Việt Nam vào con đường đi lên CNXH, góp phần quan trọng vào sự phát triển của phong trào cộng sản thế giới, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay.

Nhiều người đứng dọc đường cầm di ảnh Tống Bí thư để từ biệt khi đoàn xe tang đi qua.

Hãng tin AP của Hoa Kỳ có bài viết: "Hàng nghìn người, trong đó có cả nguyên thủ thế giới tham dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng".

Theo đó, hàng nghìn người, trong đó có nhiều người từ các tỉnh xa xôi, đã xếp hàng ở Hà Nội từ khuya đến thứ Năm để thắp hương và tỏ lòng thành kính.

AP dẫn lời Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường cho biết, sự ra đi của Tổng Bí thư là "sự mất mát vô cùng to lớn, không gì bù đắp được đối với Đảng, nhà nước, nhân dân và gia đình ông".

Trang tin Indian Defence Research Wing, chuyên về nghiên cứu quốc phòng của Ấn Độ có bài viết: Cố vấn An ninh quốc gia Ajit Kumar Doval tham dự lễ tang của Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Doval đã ghi nhận những đóng góp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với quan hệ Việt Nam-Ấn Độ; nhấn mạnh ông Trọng là nhà lãnh đạo uyên bác, nhận được sự yêu mến của người dân Ấn Độ.

Báo Straits Times của Singapore có bài viết nhấn mạnh, sau gần 60 năm công tác, Tổng Bí thư Trọng đã có nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt xuất sắc cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc.

Trong thời gian làm người đứng đầu Đảng, ông Trọng đã theo đuổi chính sách đối ngoại linh hoạt, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ với Hoa Kỳ.

Trang tin thepaper.cn của Trung Quốc đưa tin đậm nét về lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Theo thepaper.cn, đông đảo quần chúng nhân dân tập trung tại Hà Nội để bày tỏ tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong đó có cả người dân đến từ các vùng xa xôi.

Ngoài ra còn có nhiều lãnh đạo, đại biểu cấp cao các nước đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bài báo dẫn bình luận của học giả Hạ Gia Khiết thuộc Viện quan hệ quốc tế Đại học Phúc Đán cho biết, việc lãnh đạo và các đoàn đại biểu cấp cao nhiều nước tham dự lễ quốc tang Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng thể hiện sự coi trọng của các nước đối với vai trò và vị thế chiến lược của Việt Nam.

Các nước đánh giá cao chính sách ngoại giao của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đặc biệt là trường phái "ngoại giao cây tre", cho thấy vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng của Tổng Bí thư trong hoạt động đối ngoại của VIệt Nam.

Theo Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thược Viện Nghiên cứu quốc tế Thượng Hải Chu Sĩ Tân, lãnh đạo nhiều nước tham dự lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy vai trò quan trọng của Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới. Các nước coi trọng vị trí địa chính trị cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam.

Ông Chu Sĩ Tân khẳng định sự thành công của "ngoại giao cây tre" được chứng minh qua việc các nước đều muồn tăng cường quan hệ với Việt Nam, đường lối ngoại giao này cũng thể hiện rõ tính độc lập, tự chủ của Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Phượng Hoàng, Chủ nhiệm trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ông Hứa Lợi Bình cho rằng việc lãnh đạo nhiều nước tham dự lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trong đã nêu bật vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam, đây cũng là thành quả của việc tích cực đẩy mạnh đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa trong 13 năm đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Hứa Lợi Bình cho rằng việc đẩy mạnh thực hiện đường lối ngoại giao đa phương hóa, đa dạng hóa nhằm mục đích xây dựng hình ảnh tích cực của Việt Nam trên trường quốc tế, từ đó thú hút đầu tư vào việt Nam, thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong thời gian đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư, kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, đây cũng là một trong những lí do khiến lãnh đạo nhiều nước đến tham dự lễ quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Truyền thông quốc tế ấn tượng với hình ảnh hàng ngàn người tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ảnh 3
Theo VGP
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) -Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
Indonesia kêu gọi D-8 thúc đẩy Phong trào phương Nam toàn cầu
(Ngày Nay) - Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto kêu gọi Tổ chức Hợp tác Kinh tế 8 nước đang phát triển, hay còn gọi là D8, vượt ra ngoài hợp tác kinh tế, trở thành một phong trào “Phương Nam toàn cầu” nhằm ủng hộ một trật tự toàn cầu công bằng và bình đẳng hơn dựa trên luật pháp quốc tế, tính bao trùm, công lý và thịnh vượng chung.
Đoàn lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 20/12, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 quy tụ 16 tỉnh, thành phố trong cả nước tham gia.
Nhìn lại năm 2024: Ngành Văn hóa về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng
(Ngày Nay) - Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, khó lường; những ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ ảnh hưởng không nhỏ đến các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, về đích thành công với nhiều dấu ấn quan trọng, đóng góp vào bức tranh thành tựu chung của đất nước, góp phần tạo nên sức bật vươn xa trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.