Tu bổ, phát huy giá trị di tích trọng điểm tại Tây Ninh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tây Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh. Hệ thống di tích địa phương thể hiện cội nguồn, phản ánh rõ nét quá trình khai hoang, lập ấp, phong tục tập quán truyền thống của nhân dân, với nhiều giá trị lịch sử quan trọng.
Tu bổ, phát huy giá trị di tích trọng điểm tại Tây Ninh

Tuy nhiên hiện nay, công tác tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử trên địa bàn chưa kịp thời. Một số di tích lịch sử chưa được mở cửa thường xuyên để phục vụ người dân và du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh Trần Anh Minh cho biết, trên địa bàn có 96 di tích đã được xếp hạng; trong đó có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 27 di tích quốc gia và 68 di tích cấp tỉnh.

Đến tháng 6/2024, các cấp, ngành đã thực hiện tu bổ, tôn tạo 24 di tích với tổng vốn trên 180 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách gần 125 tỷ đồng, nguồn xã hội hóa gần 55 tỷ đồng.

Các di tích đã được tu bổ gồm: Di tích Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bà Đen, Di tích nhà lưu niệm cơ sở Tỉnh ủy, Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Tua Hai, Di tích kiến trúc nghệ thuật tháp Bình Thạnh… Hiện nay, tỉnh đang thực hiện dự án tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Căn cứ Trung ương Cục miền Nam với tổng mức đầu tư hơn 65 tỷ đồng.

Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định để phân cấp quản lý theo cấp tỉnh và huyện đối với 96 di tích. Tuy nhiên, việc thực hiện quản lý theo phân cấp chưa tốt. Một vài địa phương còn thiếu quan tâm, chưa thường xuyên kiểm tra việc quản lý di tích...

Ông Trần Anh Minh cho biết thêm, công tác tu bổ, tôn tạo di tích có lúc, có nơi còn chưa kịp thời dẫn đến một số di tích bị xuống cấp, việc phát huy giá trị di tích chưa cao. Công tác xã hội hóa trong bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích còn gặp nhiều khó khăn; công tác chuyển đổi số để phát huy giá trị di tích còn hạn chế. Cùng với đó, một số địa phương, cơ quan, cán bộ, nhân dân chưa thực sự quan tâm đến công tác bảo vệ, phát huy di tích. Việc kiểm tra có thực hiện theo kế hoạch hằng năm nhưng chưa nhiều, có lúc chưa kịp thời.

Ông Lê Bữu Ngôi (78 tuổi, người trông coi Đình Thái Bình, tại Phường 1, thành phố Tây Ninh) cho biết, Đình Thái Bình được xây dựng trên 100 năm, thờ Thành hoàng Võ Văn Oai; còn lưu giữ sắc phong thần do vua Khải Định ban phong ngày 18/3/1917. Đình Thái Bình được xếp hạng là Di tích lLch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3211/QĐ-BT ngày 12/12/1994 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). Ngôi đình được sửa chữa lớn vào năm 1950, đến tháng 9/2012, được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng nhằm bảo tồn, gìn giữ giá trị lịch sử, văn hóa và thu hút khách tham quan.

Đến nay, di tích Đình Thái Bình tiếp tục có dấu hiệu xuống cấp, các cột, kèo gỗ lâu ngày bị mục, mối mọt; nhiều trụ cột gỗ trong hạng mục trùng tu năm 2013 xuất hiện những vết nứt. Di tích bị ẩm mốc nhiều nơi do tường gạch bị thấm nước; nhiều hạng mục kết cấu bê tông cốt thép bị bong tróc… Tuy nhiên, Ban Quản lý đình không có kinh phí để duy tu, sửa chữa.

Bà Lê Hoa Lan (74 tuổi, ngụ Phường 1, thành phố Tây Ninh) cho biết, Đình Thái Bình có giá trị về văn hóa, lịch sử rất lớn, nằm ngay ở trung tâm thành phố Tây Ninh. Tuy nhiên lại có rất ít khách đến tham quan, du lịch, do ít được quan tâm, chăm sóc và thiếu duy tu, bảo dưỡng dẫn đến tình trạng xuống cấp. Việc sửa chữa, duy tu không đảm bảo cũng là một trong những nguyên nhân dân đến tình trạng di tích bị xuống cấp nhiều như hiện nay. Bà Lê Hoa Lan đề nghị, các cấp, ngành của tỉnh quan tâm chỉnh trang, duy tu thường xuyên nhằm thu hút khách tham quan, du lịch và đảm bảo giữ gìn các giá trị văn hóa của di tích.

Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh Tô Thanh cho biết, Tây Ninh có rất nhiều di tích lịch sử được hình thành trong quá trình khai hoang, lập ấp. Tỉnh còn là căn cứ địa của cách mạng miền Nam. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có rất nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia có lịch sử hàng trăm năm bị xuống cấp nghiêm trọng.

Theo ông Tô Thanh, để giữ gìn, bảo tồn, phát huy tốt giá trị của các di tích lịch sử, người làm công tác quản lý ngoài việc bảo quản, giữ gìn tốt di tích thì cần báo cáo ngay cơ quan có thẩm quyền khi xảy ra tình trạng hư hỏng để có hướng xử lý kịp thời. Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, vận động, xã hội hóa để nhân dân cùng chung tay bảo tồn, giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hóa nghệ thuật của di tích, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đảm bảo an toàn cho nhân dân và du khách khi đến tham quan, chiêm ngưỡng.

Ông Nguyễn Thành Tâm, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh cho biết, để thực hiện tốt hơn công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích, thời gian tới, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công tiếp tục bảo tồn, tu bổ và phát huy giá trị di tích văn hóa theo kế hoạch; nhất là tu bổ và phát huy giá trị di tích trọng điểm, phục vụ công tác giáo dục truyền thống lịch sử và khai thác phục vụ cho phát triển văn hóa du lịch của địa phương. Sở thực hiện rà soát, đánh giá toàn diện về công tác quản lý di tích, đề xuất kế hoạch tổng thể về phát huy giá trị di tích, căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và định hướng về phát triển ngành văn hóa chung của quốc gia để đề ra các nhiệm vụ cụ thể.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh yêu cầu, các sở, ban, ngành tiếp tục tăng cường công tác quản lý, khai thác các di tích đã được giao cho các cơ quan, đơn vị liên quan; nhất là trong việc trùng tu, tôn tạo, khai thác các giá trị di tích. Các sở, ban, ngành tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc liên quan đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích đã được công nhận, làm cơ sở để thực hiện các biện pháp quản lý di tích trong thời gian tới.

Đông đảo người dân và đại biểu tham quan Triển lãm.
Triển lãm những hình ảnh đẹp về Bác Hồ, Bác Tôn
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 136 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2024), Quốc khánh 2/9 và 55 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/9/1969 - 2/9/2024), sáng 27/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP Hồ Chí Minh, Bảo tàng An Giang và Bảo tàng Hồ Chí Minh - chi nhánh Thành phố tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Về nơi lưu dấu chân Người”.
Nhân dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình tặng hàng ngàn voucher dịch vụ du lịch cho du khách.
Đà Nẵng nâng cao trải nghiệm du lịch cho du khách
(Ngày Nay) - Thông tin từ Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, nhân dịp Quốc khánh 2/9 năm nay, thành phố Đà Nẵng tổ chức chương trình tặng hàng ngàn voucher dịch vụ du lịch cho du khách. Chương trình kéo dài từ tháng 9 đến hết tháng 12/2024.
Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ các nền văn hóa
Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ các nền văn hóa
(Ngày Nay) - Ngày 26/8, Bảo tàng Lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức trưng bày chuyên đề “Cổ đổng kỳ quan - Nơi hội tụ các nền văn hóa” với thông điệp “Ôn cố, tri tân”. Đây là hoạt động kỷ niệm 45 năm thành lập Bảo tàng (23/8/1979 - 23/8/2024).
Sự sống "bấu víu" vào đường internet
Sự sống "bấu víu" vào đường internet
(Ngày Nay) - Giữa cuộc chiến tàn khốc tại Dải Gaza, việc nỗ lực duy trì kết nối internet luôn được xem là ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết.
Viettel công bố báo cáo an ninh mạng 6 tháng đầu năm
Viettel công bố báo cáo an ninh mạng 6 tháng đầu năm
(Ngày Nay) - Ngày 26/8, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố báo cáo tình hình an ninh mạng nửa đầu năm 2024. Báo cáo cung cấp thông tin về tình trạng lọt lộ dữ liệu, các lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt, tấn công mã hoá dữ liệu tống tiền (ransomware), tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Nguồn cơn khiến nhà sáng lập Telegram bị bắt giữ
Nguồn cơn khiến nhà sáng lập Telegram bị bắt giữ
(Ngày Nay) - Ông Pavel Durov, người được tạp chí Forbes ước tính có khối tài sản trị giá 15,5 tỷ USD, cho biết vào tháng 4 rằng một số chính phủ đã tìm cách gây sức ép với ông nhưng ứng dụng Telegram sẽ vẫn là "nền tảng trung lập" chứ không phải "một thế lực trong địa chính trị".
Người trẻ Uzbekistan thay đổi bộ mặt của nền kinh tế sáng tạo
Người trẻ Uzbekistan thay đổi bộ mặt của nền kinh tế sáng tạo
(Ngày Nay) - Là một quốc gia không giáp biển nằm ở trung tâm Trung Á, Uzbekistan từ lâu đã phát triển nhờ nông nghiệp và sản xuất. Nhưng nền kinh tế đang phát triển và dân số trẻ đang dẫn đến sự mở rộng của các ngành công nghiệp sáng tạo của đất nước.
Có hẹn với mùa thu
Có hẹn với mùa thu
(Ngày Nay) - Giữa tháng 8, những cơn mưa ngâu dần ngớt, nắng không còn quá chói chang, ấy là lúc tiết trời Hà Nội ngả dần sang thu.