Tự hào về giá trị văn hóa đặc sắc của 54 dân tộc Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông tin: “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” sẽ diễn ra từ ngày 18-21/4 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội). Các hoạt động nhằm tôn vinh, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết gắn bó giữa 54 dân tộc anh em, xây dựng và phát triển đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ.
Múa tập thể, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Ảnh : Khánh Hoà
Múa tập thể, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. Ảnh : Khánh Hoà

Sẽ có hơn 300 đồng bào các dân tộc tham gia các hoạt động tại Làng. Nhân dân, du khách sẽ được tìm hiểu, trải nghiệm, thụ hưởng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, từ đó nâng cao nhận thức, lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cộng đồng trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín, có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc tại địa phương.

Đặc biệt thu hút là Ngày hội Văn hóa du lịch tỉnh Sóc Trăng. Trong đó, đồng bào dân tộc Hoa sẽ tái hiện lễ đấu đèn với các phần dâng hương, treo và đấu giá đèn lồng. Lễ hội này nhằm thể hiện ước vọng an lành, bình an trong cuộc sống, tăng thêm sinh khí cho các ngày lễ hội, tạo sự vui tươi, tình đoàn kết trong cộng đồng.

Tại không gian cạnh chùa Khmer, Khu các làng dân tộc III sẽ diễn ra giao lưu nghệ thuật với phần trình diễn nhạc ngũ âm, trống Schay Dăm, múa Rom vong, múa chằn, sáo. Cùng với đó là trình diễn nghệ thuật sân khấu Rô băm, múa dân gian Rom vông - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghệ thuật Đờn ca tài tử - Di sản văn hóa đại diện của nhân loại.

Tiếp đó là không gian giới thiệu và trình diễn nghề làm bánh pía của người Hoa ở Sóc Trăng - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; nghề vẽ tranh trên kiếng độc đáo với các sắc thái văn hóa hội họa của đồng bào Khmer. Sóc Trăng cũng giới thiệu, quảng bá du lịch, ẩm thực, triển lãm hình ảnh nổi bật, trưng bày sản phẩm OCOP.

Đồng bào dân tộc Ê Đê của tỉnh Đắk Lắk thực hiện chương trình “Sắc màu cao nguyên”. Trong đó có phần tái hiện lễ rước rể trong lễ cưới, giới thiệu âm nhạc dân tộc cùng các nhạc cụ, như: cồng chiêng, chiêng tre, ching cram, dân ca dân vũ... Đặc biệt, đồng bào tái hiện không gian trình diễn chế biến cà phê truyền thống từ việc lựa chọn hạt, rang, giã tự nhiên và lọc bằng chính phương thức tự nhiên đã có từ lâu.

Trong khi đó, đồng bào dân tộc Dao tỉnh Thanh Hóa sẽ tái hiện lễ cấp sắc, giới thiệu văn hóa qua các tiết mục múa chuông, hát dân ca, thể hiện tình cảm của người Dao ơn Đảng, ơn Bác Hồ. Đặc biệt sẽ có phần giới thiệu văn hóa dân tộc Dao qua tranh thờ và trang phục truyền thống độc đáo...

“Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” cũng sẽ góp phần gắn việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại vào thực hiện mục tiêu kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.