Tuần Lễ ngành nước Việt Nam - Úc 2021: cam kết An toàn cấp nước, hướng tới sự phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, mất an ninh nguồn nước, các doanh nghiệp cần khẩn trương đổi mới quy trình vận hành, áp dụng công nghệ mới nhằm đảm bảo an toàn, cải thiện chất lượng nước sạch và giải quyết các vấn đề thống nhất trong quản lý nước. Tuần Lễ Ngành nước Việt Nam – Úc đầu tiên có chủ đề “An toàn Cấp nước – Hướng tới sự phát triển bền vững” đã mở ra một chương trình cho hợp tác phát triển Việt - Úc trong tương lai với tầm cao mới. 
Tuần Lễ ngành nước Việt Nam - Úc 2021: cam kết An toàn cấp nước, hướng tới sự phát triển bền vững

Việt Nam và là đối tác trong các hiệp định thương mại tự do: Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Úc bảy tháng đầu năm 2021 tăng gần 50% so với cùng kỳ lên 6,88 tỷ đô la Mỹ, theo số liệu của Hải quan Việt Nam.

Từ khi quan hệ song phương được nâng lên cấp Đối tác Chiến lược tháng 3/2018, Tuần Lễ Ngành Nước Việt Nam - Úc 2021 lần đầu tiên đã được tổ chức tại Việt Nam, với sự tài trợ của Chính phủ Úc, Cơ quan Hợp tác ngành nước Úc (AWP) và sự bảo trợ của Bộ Xây dựng Việt Nam.

Trong 3 ngày 15/9 - 17/9, lãnh đạo các Bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp ngành nước hai bên đã cùng trao đổi về những thách thức, chia sẻ các giải pháp và định hướng chính sách cho chương trình hợp tác tương lai giữa ngành nước của hai quốc gia Việt Nam - Úc.

Sự kiện đã quy tụ hơn 370 thành viên của VWSA và hàng trăm doanh nghiệp tại Úc, tập hợp 22 bài tham luận từ các diễn giả Việt Nam và 18 bài của diễn giả quốc tế với hơn 50 ý kiến chia sẻ tại năm diễn đàn: Lãnh đạo Trẻ ngành nước; Đại dịch COVID-19 và Kế hoạch thích ứng; An toàn cấp nước cho phát triển bền vững: Chính sách và quy định; Tạo điều kiện cho khu vực tư nhân tham gia vào ngành nước; Đổi mới sáng tạo để đạt được an toàn cấp nước.

Đổi mới sáng tạo, công nghệ thông minh giúp đảm bảo an toàn nước

Giáo sư Nguyễn Việt Anh, Trưởng Bộ môn Cấp thoát nước, Viện trưởng Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, Trường Đại học Xây dựng, đồng thời là Phó Chủ tịch VWSA cho biết các thách thức điển hình cho dịch vụ cấp nước ở Việt Nam có thể kể đến: nhu cầu sử dụng nước sạch tăng trong khi nguồn nước mặt và nước ngầm ngày càng hạn chế, khoảng 1/5 lượng nước sạch thất thoát, thất thu, hệ thống đường ống cấp cũ và mới lẫn lộn, ô nhiễm nguồn nước gia tăng. Trong khi đó, năng lực kiểm soát chất lượng nước còn hạn chế, vận hành hệ thống còn thủ công ở nhiều nơi, giá nước thấp không đủ bù đắp chi phí nâng cấp hệ thống.

Với mục tiêu dịch vụ cấp nước sạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, hiện có các giải pháp như công nghệ xử lý nước phù hợp, quản lý và ứng phó với rủi ro, giám sát trực tuyến và kiểm soát ô nhiễm, các công nghệ thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng và hóa chất, giảm phát thải và chất gây ô nhiễm thứ cấp, công nghệ quản lý thông minh, đảm bảo cấp nước an toàn với chi phí hiệu quả nhất.

Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý & các chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo

Từ một góc độ khác, ông Lê Minh, Chuyên gia Thương mại hóa Công nghệ tại Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Ứng phó với Biến đổi Khí hậu của Bộ Khoa học và Công nghệ, nhấn mạnh Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó có việc hoàn thiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh mới Giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, thiết kế các chính sách hỗ trợ trung gian, khởi nghiệp, tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để học hỏi, thúc đẩy chuyển giao công nghệ.

Giới thiệu về Nhiệm vụ AquaWatch tại Úc, Tiến sĩ Amy Parker, Quyền Giám đốc Trung tâm Quan sát Trái đất, Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp Quốc gia (CSIRO) nói chương trình này giám sát và quản lý chất lượng nước ở Úc bằng cách xây dựng hệ thống giám sát sử dụng vệ tinh kết nối với các cảm biến gắn tại các điểm quan trắc trên mặt đất. Hệ thống sử dụng kết nối Internet vạn vật, cung cấp dữ liệu cảnh báo sớm và theo thời gian thực, do đó đảm bảo tính chính xác và sẵn sàng giúp đưa ra quyết định kịp thời. “Dù chương trình này thiết kế cho nước Úc, nó cũng có thể áp dụng cho các quốc gia khác,” Tiến sĩ Parker nói.

Khái quát về khung pháp lý thúc đẩy sáng tạo trong ngành nước Úc, ông Mike Woolston, Trưởng nhóm Thực hành Nước Công ty Frontier Economics, cho biết đổi mới ngành nước sẽ mang lại các lợi ích như giảm chi phí cung cấp dịch vụ cấp thoát nước, cải thiện chất lượng và phạm vi các dịch vụ nước và nước thải, cũng như giải quyết các vấn đề lớn hơn trong quản lý nước.

Ông Nguyễn Ngọc Điệp, Chủ tịch VWSA, đã bày tỏ mong muốn hai Hội ngành nước Việt Nam và Úc tiếp tục chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm về thể chế, giúp Việt Nam xây dựng Luật Cấp Thoát nước. VWSA cũng mong muốn AWA chia sẻ hỗ trợ trong xây dựng hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn cấp nước an toàn, các tiêu chí cấp nước an toàn cho hệ thống cấp nước sạch, số hóa ngành nước và ngành xây dựng, nâng cao năng lực quản lý vận hành, quản trị tài chính, tài sản...

Hành động của doanh nghiệp

Trình bày về quản lý rủi ro và xử lý chất lượng nước, ông Trần Kim Thạch, Trưởng phòng Quản lý Chất lượng nước Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) chia sẻ rằng các rủi ro thường xuất hiện từ chỉ tiêu nước biến động, do hoạt động của trang thiết bị và do người vận hành hệ thống.

Với bề dày hoạt động hơn 140 năm, SAWACO chủ yếu khai thác từ nguồn nước mặt trên lưu vực hệ thống sông Đồng Nai và cung cấp nước sạch cho hầu hết các địa bàn tại thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm cả thành phố Thủ Đức), đô thị đặc biệt lớn nhất Việt Nam.

Phân tích các nguyên nhân trên giúp SAWACO xây dựng các phương án giám sát, ứng phó với biến động về chất lượng nước cấp. Công ty cũng có các giải pháp như tăng cường quan trắc chất lượng nước, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong xử lý và cung cấp nước sạch, thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện cho người vận hành hệ thống cấp nước và phân loại, giám sát máy móc, thiết bị thực hiện cấp nước an toàn.

Để tránh thất thoát thương mại, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng sử dụng phần mềm đọc số, thu tiền bằng điện thoại thông minh (qua mang internet), dùng phần mềm chuyên biệt quản lý đồng hồ và kiểm soát địa bàn, Tổng Giám đốc Cao Văn Quý chia sẻ. Còn để giảm thất thoát cơ học và chủ động tìm kiếm rò rỉ, công ty sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị thông minh trong hệ thống Điều khiển Giám sát và Thu thập Dữ liệu SCADA.

Về phía các doanh nghiệp Úc, Kỹ sư cao cấp Gary McLay của công ty Westernport Water (bang Victoria) giới thiệu các cách đổi mới công nghệ để quản lý tài sản ngành nước, như dùng công tơ thông minh, kiểm tra bằng phương tiện bay không người lái, kiểm tra đường ống bằng robot, chủ động phát hiện rò rỉ bằng công nghệ theo thời gian thực.

Tiến sĩ David Bergmann, Quản lý Nghiên cứu, Phát triển & Đổi mới tại công ty South East Water (SEW, bang Victoria, Úc) cho hay có thể thực hiện chiến lược tiết kiệm nước thông sử dụng công tơ nước kỹ thuật số, cảm biến rung Sotto và Hydrotrak Geofence (công nghệ theo dõi nhà thầu xe bồn lấy nước từ trụ nước). Còn với chiến lược tạo nguồn cấp nước thay thế, SEW dùng thiết bị Aquarevo biến nước mưa thành nước nóng, và áp dụng công nghệ xử lý tiên tiến.

Thông qua triển lãm Thương mại Trực tuyến, thuộc khuôn khổ Tuần Lễ Ngành Nước Việt Nam - Úc 2021, những cải tiến mới nhất trong công nghệ cấp thoát nước, quan trắc và giám sát chất lượng nước cũng như các phương thức tiên tiến trong quản lý tài sản và chống thất thoát thất thu nước của 40 doanh nghiệp Úc và Việt Nam đã được giới thiệu với công chúng.

Trên nền tảng trực tuyến, khách tham quan triễn lãm có thể gặp gỡ và trò chuyện trực tiếp với các đơn vị triển lãm, với hỗ trợ của phiên dịch viên, để tìm hiểu về sản phẩm, dịch vụ cũng như khám phá các cơ hội kinh doanh. Đặc biệt, để hỗ trợ hiệu quả cho hợp tác doanh nghiệp, Ban Tổ chức thông báo nền tảng gặp gỡ trực tuyến trước mắt sẽ được duy trì tới tháng 3/2022.

Hội Cấp Thoát Nước Việt Nam (có tên tiếng Anh là “Vietnam Water Supply and Sewerage Association - VWSA”), được thành lập năm 1988 và hiện có 371 hội viên là tổ chức, cá nhân làm công tác quản lý, tư vấn, nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng, khai thác vận hành, sản xuất kinh doanh vật tư thiết bị liên quan đến lĩnh vực cấp thoát nước. Hội đặt mục tiêu tập hợp, đoàn kết hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển bền vững và an toàn lĩnh vực cấp thoát nước, nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo vệ sinh môi trường của người dân.

Thành lập năm 1961, Hội Nước Úc (AWA) là mạng lưới ngành nước lớn nhất ở Úc, gồm hơn 6.000 thành viên. Hội hỗ trợ hội viên cá nhân phát triển nghề nghiệp và tạo cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp qua chia sẻ thông tin và kiến thức, kết nối hội viên với ngành và các bên liên quan, đồng thời truyền cảm hứng để thay đổi tích cực. Các hội viên làm việc trong mọi lĩnh vực của ngành nước, như doanh nghiệp dịch vụ tiện ích, kỹ thuật, thiết kế và quy hoạch đô thị, nghiên cứu khoa học, cũng như trong năng lượng, tài nguyên, sản xuất, khai thác mỏ và nông nghiệp.

Theo VWSA
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.