Túi 'phân hủy sinh học' sau 3 năm dưới đất vẫn có thể sử dụng

[Ngày Nay] - Khoảng 50% tổng số rác thải nhựa bị loại bỏ sau một lần sử dụng. Tại Mỹ, 100 tỷ túi nhựa mới được phân phối mỗi năm. Cho rằng nhựa phải mất 1.000 năm để phân hủy, không có gì ngạc nhiên khi chúng ta cố gắng làm cho đại dương “thoát khỏi” chất thải của chính mình và tại sao nhiều nhà bán lẻ ở Mỹ đã bắt đầu phân phối loại túi có thể phân hủy sinh học.
Túi 'phân hủy sinh học' sau 3 năm dưới đất vẫn có thể sử dụng

Tuy nhiên, thật không may, nghiên cứu mới của Đại học Plymouth đã phát hiện ra rằng sau ba năm ở trong đất hoặc nước, cái gọi là túi có thể phân hủy sinh học vẫn còn tương đối tốt. Nhiều chiếc túi vẫn có chức năng hoàn hảo dù đã mất đi một chút độ bền, vẫn có thể mang theo hơn 2kg hàng hóa. Và ngay cả các mẫu vật liệu có thể phân hủy được cũng không hoàn toàn biến mất mà không để lại dấu vết. Mặc dù cần có nhiều nghiên cứu hơn nhưng các nhà khoa học kết luận rằng túi phân hủy sinh học có thể không biến mất khỏi môi trường nhiều, nếu có, chúng chỉ nhanh hơn so với túi nhựa truyền thống một chút.

Nghiên cứu này được bắt đầu từ 3 năm trước, khi các nhà nghiên cứu thu thập các mẫu túi từ các nhà bán lẻ trên khắp Vương quốc Anh. Các mẫu túi bao gồm một túi có thể phân hủy, một túi phân hủy sinh học truyền thống và hai chiếc túi phân hủy sinh học có công thức riêng biệt (chúng có phân hủy sinh học trong bất kỳ môi trường nào.)

Các nhà nghiên cứu đặt từng chiếc túi vào bốn tình huống: một chiếc được đưa vào một hộp đen trong phòng thí nghiệm (để kiểm soát), một chiếc khác được chôn trong vườn, chiếc thứ ba được đặt trên một bức tường dưới ánh mặt trời và chiếc thứ tư chìm trong Đại Tây Dương. Cứ sau 3 tháng, họ kiểm tra các túi để xem những gì còn lại.

Túi 'phân hủy sinh học' sau 3 năm dưới đất vẫn có thể sử dụng ảnh 1

Chỉ có một chiếc túi biến mất hoàn toàn. Đó là chiếc túi được để 3 tháng trong nước.

Bên cạnh đó, các túi còn lại vẫn hoạt động như một chiếc túi nhựa bình thường được để trong môi trường tự nhiên sau 3 năm.

Trong không khí ngoài trời, tất cả các túi trở nên giòn và mất hình dạng trong vòng từ 9 đến 18 tháng. Các nhà khoa học cho rằng các tia UV mạnh phát ra từ Mặt trời đã phá vỡ vật liệu. Trong đất, những chiếc túi bị mất độ bền kéo trong khoảng thời gian 3 năm, làm giảm từ 1/4 đến 2/3 trọng lượng chúng có thể chưa được, nhưng bản thân các túi này vẫn còn tương đối nguyên vẹn. Và ở trong môi trường nước, các túi phân hủy sinh học được giữ đặc biệt tốt.

Các kết luận của nghiên cứu này chỉ ra rằng loại túi phân hủy sinh học cũng có thể gây hại cho môi trường giống túi nhựa thông thường. Các nhà nghiên cứu cũng cho biết thêm, với độ bền của loại túi phân hủy sinh học có thể tái sử dụng.

Nói cách khác, nếu bạn lấy một chiếc túi có thể phân hủy sinh học ở siêu thị, điều tốt nhất bạn có thể làm bây giờ là sử dụng nó nhiều lần và đảm bảo nó thực sự là rác trước khi bạn vứt nó đi.

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.