Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì?

Trước thông tin hàng trăm tượng lính tại Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương) được cho là giống lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng được chuyển đến một khu du lịch ở Đà Lạt (Lâm Đồng), Tỉnh Lâm Đồng yêu cầu chủ sở hữu các tượng lính này phải trả gấp về Khu du lịch Đại Nam (tỉnh Bình Dương), nơi được cho là bán tượng để đưa về Đà Lạt.
Tượng lính canh nghi lính Trung Quốc bị trả về Bình Dương, ông Dũng 'lò vôi' nói gì?

Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền hình ảnh tượng quân lính được chuyển từ Bình Dương về Lâm Đồng. Tượng được tạc mặc quân phục áo giáp toàn thân phủ màu nhũ vàng; mặc quân phục có pha màu nhũ vàng và đỏ. Nhiều ý kiến cho rằng đây là tượng mô phỏng tượng quân lính Trung Quốc thời Tần Thủy Hoàng. Từ đó, dư luận bức xúc đặt nhiều câu hỏi vì sao người Việt Nam lại sử dụng lính nước ngoài?.

Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, tượng lính được lan truyền trên mạng xã hội trước đây được sử dụng trên các tường thành Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Tuy nhiên, mới đây khu du lịch này không sử dụng nữa mà chuyển nhượng lại cho một khu du lịch khác đóng tại tỉnh Lâm Đồng.

Liên quan đến vụ việc, ông Huỳnh Uy Dũng còn gọi Dũng “lò vôi”, chủ khu du lịch Đại Nam cho biết, vào năm 2007, khi đang xây dựng khu du lịch Đại Nam, ông có ý tưởng đúc các tượng lính canh để trên tường thành, với ý nghĩa là người lính bảo vệ trường thành.

Có hơn 200 tượng lính được tạc với đầy đủ áo giáp, nón mũ và khiên chống tên. Theo ông Dũng, do nơi đặt tượng bị thấm nước sau một thời gian sử dụng nên cho người dở xuống đưa vào bãi đất trống trong khuôn viên Đại Nam. Tượng được đặt ở chỗ dễ thấy nên đại diện Công ty Cổ phần Tập đoàn Liên Minh đến hỏi và sau đó được Đại Nam bán thanh lý để chuyển về tỉnh Lâm Đồng.

Trước thông tin Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng không cho phép Tập đoàn Liên Minh trưng tượng lính ở một khu du lịch trên địa bàn, ông Huỳnh Uy Dũng cho biết trong trường hợp phía Liên Minh trả lại ông sẽ nhận và đập bỏ để bán sắt vụn bên trong.

Nói về tượng lính được tạc từ Khu du lịch Đại Nam, một chuyên gia về lịch sử nhìn nhận rằng, qua hình ảnh cho thấy không phải lính Việt Nam bất kể thời đại nào. Còn về họa tiết chim Lạc được ráp trên khiên chống tên chưa đúng với nguyên bản trên trống đồng của Văn hoá Đông Sơn thời Hùng Vương. “Một người nước ngoài cầm trên tay lá cờ Việt Nam, không thể gọi người đó là người Việt Nam được”, vị chuyên gia nói.

Theo ghi nhận của PV, hiện trên tất cả tường thành từ đầu cổng Khu du lịch Đại Nam vào bên trong đã tháo dỡ các tượng lính.Trước đây, Đại Nam bố trí hàng trăm tượng lính canh gác trên tường thành và dưới đất bên trong khu du lịch.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Khoa Hải, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương cho biết, Sở đang rà soát lại xem việc Đại Nam đặt tượng lính trên tường có vi phạm quy định nào hay không. Theo quy định, tượng dùng để trưng bày cho khách tham quan phải được kiểm nghiệm, cấp phép từ cơ quan chức năng. Tuy nhiên, tượng lính được Đại Nam đặt trên tường để tô đẹp kiến trúc chứ không phải mục đích trưng bày tham quan. 

Cũng theo ông Hải, lý do chủ khu du lịch Đại Nam tháo dỡ tượng lính xuống là vì có nhiều lời nhận xét tượng lính không giống người Việt Nam. Phía Đại Nam nhiều lần định tháo dỡ và mới đây thực hiện để đập bỏ bán sắt vụn nhưng một doanh nghiệp ở Lâm Đồng đến tham quan thấy nên xin mua lại. “Sở đã khuyến cáo các cá nhân, đơn vị có ý định trưng bày tượng có yếu tố lịch sử đều phải có sự chấp thuận bằng văn bản từ cơ quan chức năng”, ông Hải nói.

Theo Tiền Phong
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.