Tuyết rơi ở Sa pa ​

[Ngày Nay] - Tôi yêu mùa đông, và luôn luôn trong giấc mơ là hình ảnh chìa tay hứng những bông tuyết đầu mùa. Giấc mơ tuyết trắng nảy nở từ những ngày bé xíu đọc Andersen và Grimm; đâm chồi từ những ngày bé xíu xem phim thần thoại Nga có những ngôi nhà tường sô-cô-la mái lợp bánh mì cột kèo bằng kẹo mút nằm sâu trong tuyết giữa rừng băng giá.
Tuyết rơi ở Sa pa ​

Năm nào mùa đông cũng ngóng bản tin dự báo thời tiết, và bồi hồi khi nghe tuyết đang rơi ở đỉnh Mẫu Sơn, ở đèo Ô Quý Hồ, ở nhà thờ đá, và thở dài tiếc nuối giá mình đang ở đó... 

Tôi ghen tị với những người háo hức ngửa mặt đón tuyết ở Sa Pa. Cái đẹp đến tinh khôi của những bông tuyết, của giọt sương đông thành băng trong veo, của mây phủ buốt lạnh những nóc nhà xám là cái đẹp làm ta thanh khiết, muốn bước chậm lại, nghĩ chậm lại, nói ít đi. Hay không nghĩ gì cả, chỉ để ta từ đỉnh đầu tới gót chân cảm nhận mình đang tan vào mênh mang trời đất, và thân yêu nhất là bàn tay đang nắm tay ta ấm sực, là nồng nàn của sự im lặng. Và vui niềm vui trong veo trẻ thơ. 

Tuyết rơi ở Sa Pa. Lúc đó, mình có thể đang lang thang ở một bản nào đó, co ro trong giá buốt lùa về từ núi đá. Có thể là Hà Giang, dưới chân đỉnh Lũng Cú gió thốc ào ào, mấy đứa trẻ chân bám đất mốc thếch vẫn lộ ra những mảng xanh đến tím tái túm tụm quanh bếp lửa nhỏ nhen bằng mấy lõi ngô và vài que củi nhỏ. Có thể là ven đường Lào Cai, mấy phụ nữ đeo lù cở chúi người ngược dốc xuống chợ, đứa bé không quần gà gật trong tấm địu trước bụng, may có hơi ấm của mẹ mà má hồng rực. Có thể là trên rất nhiều ngả đường vắng tanh vắng ngắt, dừng chân bên mép vực ven đường, bỗng thấy thấp thoáng bóng vài chú bé đang cheo leo bên dưới, bên cạnh con bò không hiểu sao có thể thong dong gặm cỏ ở một nơi đến đứng thẳng cũng khó như thế.

Tuyết rơi ở Sa pa ​ ảnh 1

Năm nào, đài cũng đưa tin trâu chết bò chết mỗi khi đông về miền núi. Tôi đã từng phát cáu khi nghe những tin ấy, giận rằng sao người vùng cao không làm chuồng cho trâu bò, không che kín gió cho chúng, không đốt củi cho chúng sưởi như trong những tài liệu hướng dẫn mình đã đọc, và soạn lại thành những chương trình phát thanh cho người vùng cao nghe. Chỉ tới khi đặt chân lên vùng cao, tôi xót xa nhận ra... Đất ở đâu để làm chuồng cho trâu bò, khi mà để làm nhà cũng phải bạt một góc núi để kiếm lấy một mảnh bằng phẳng đủ dựng một ngôi nhà nhỏ xíu. Nhiều khi, ngôi nhà nhỏ xíu ấy nằm chênh vênh trên miệng vực, ngay chân nhà là hun hút.

Tiền ở đâu để dựng chuồng che kín gió cho trâu bò, khi mua một tấm bạt cũng khó. Củi ở đâu để sưởi ấm cho trâu bò, khi mà người phải nhặt từng thân ngô để dành đầu hồi nhà cho mùa đông đủ ấm. Và khi giá buốt lùa về, đến người cũng chỉ còn cách co ro trong nhà, già trẻ túm tụm bên bếp lửa, bởi chỉ có vài manh áo mỏng, mà gió thì lùa hun hút qua những khe vách hở. 

Tối, con mèo nhà tôi rúc sâu vào chiếc thùng giấy đã được lót bông để giữ ấm. Em bảo: nếu ở xứ lạnh, giờ này nó đã được cuộn mình trên lò sưởi chứ không phải rét mướt thế kia. Sáng, tới cơ quan, cô bé đồng nghiệp chép miệng: khổ thân người vùng cao. 

Xứ người, băng tuyết là chuyện thường. Xứ mình, rét mướt là chuyện thường. Mà sao năm nào đến mùa đông cũng vẫn khốn khó? 

Tuyết rơi ở Sa Pa. Đến bao giờ người vùng cao mới được ngửa mặt hân hoan đón tuyết? Đến bao giờ người vùng cao sẽ thấy tuyết đẹp tinh khôi như tuyết vốn luôn đẹp thế? Và tôi, đến bao giờ sẽ lên Sa Pa đón tuyết mà không chạnh lòng khi thấy người vùng cao mặc áo mưa không phải để che mưa mà để chống chọi với giá buốt, lùa đàn bò run rẩy đi trong mù sương…

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.