UNESCO hỗ trợ phụ nữ và điện ảnh châu Phi

[Ngày Nay] - UNESCO dành nhiều sự chú ý hơn đến đối tượng phụ nữ và thông qua các chính sách hỗ trợ lĩnh vực điện ảnh ở châu Phi tại Liên hoan phim và truyền hình châu Phi Ouagadougou (FESPACO), được tổ chức từ ngày 23/2 - 2/3 tại Ouagadougou (thủ đô của Burkina Faso).
UNESCO hỗ trợ phụ nữ và điện ảnh châu Phi

Một bàn tròn cấp cao mang tên “50 năm của FESPACO: 50-50 cho phụ nữ” được tổ chức vào ngày 26/2 tại Tòa thị chính thành phố Ouagadougou với sự tham gia của bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO và bà Sika Kaboré, Đệ nhất phu nhân Burkina Faso. Hội nghị bàn tròn quy tụ các nữ đạo diễn, nhà phân phối phim, cũng như các bộ trưởng văn hóa từ Tây Phi để thảo luận về những thách thức mà phụ nữ phải đối mặt trong việc tiếp cận các cơ hội tài trợ và đào tạo trong ngành công nghiệp điện ảnh cũng như phát thanh truyền hình ở châu Phi. Hội nghị cũng xem xét vấn đề bình đẳng giới trong các chính sách văn hóa quốc gia và vai trò của phụ nữ trong các vị trí ra quyết định.

UNESCO cũng ra mắt Báo cáo toàn cầu năm 2018 “Tái định hình các chính sách văn hóa” vào ngày 28/2 tại Ouagadougou. Tại buổi ra mắt này, các đại biểu cũng thảo luận về xu hướng mới trong hoạch định chính sách để hỗ trợ ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo, phù hợp với các mục tiêu của Công ước 2005 về bảo vệ và thúc đẩy đa dạng các biểu hiện văn hóa.

Ngay sau buổi ra mắt của báo cáo là cuộc nói chuyện “Kiến Tạo | 2030” về các chương trình hợp tác và hỗ trợ quốc tế của UNESCO trong lĩnh vực phim và nghe nhìn ở châu Phi. Những người nhận được sự tài trợ từ Quỹ quốc tế về đa dạng văn hóa (IFCD) của UNESCO từ Senegal, Malawi, Madagascar và Cameroon đã thảo luận về những thành tựu và thách thức.

Thời gian diễn ra FESPACO 2019 trùng với lần kêu gọi tài trợ thứ 10 cho IFCD, được thành lập bởi Công ước về Bảo vệ và Thúc đẩy các biểu hiện Đa dạng văn hóa (2005). Kể từ khi triển khai năm 2010, quỹ này đã đầu tư hơn 7 triệu USD vào 105 dự án có trụ sở tại hơn 50 quốc gia đang phát triển.

Sự hiện diện của UNESCO tại FESPACO nằm trong khuôn khổ dự án “Định hình lại các chính sách văn hóa nhằm thúc đẩy các quyền tự do cơ bản và sự đa dạng của các biểu hiện văn hóa” do Chính phủ Thụy Điển tài trợ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.