“Tôi tin tưởng rằng các nhà chức trách sẽ có thể xác định xem tội phạm này có liên quan đến công việc của nạn nhân đối với các vấn đề khó khăn hay không. Vụ giết hại một nhà báo không được phép bỏ qua, vì lợi ích của công lý, tự do ngôn luận và tự do báo chí”.
Zachary Stoner bị những kẻ tấn công không xác định bắn vào đêm 29 đến 30 /5 vừa qua. Anh là một video blogger nổi tiếng đã phỏng vấn các nhạc sĩ rap và hip hop cũng như các băng đảng bạo lực và các vấn đề liên quan đến cộng đồng thường bị bỏ quên bởi các phương tiện truyền thông chính thống ở địa phương.
Ngày 12/11/1997, Đại hội UNESCO, tại phiên họp thứ 29, thông qua Nghị quyết 29 “lên án bạo lực chống nhà báo”. Tổng giám đốc đã lên án ám sát và các hành động bạo lực chống lại các nhà báo như một tội ác chống lại xã hội, các quyền và tự do khác được quy định trong các công cụ nhân quyền quốc tế và yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền thực thi nhiệm vụ ngăn chặn, điều tra và trừng phạt các tội ác đó và khắc phục hậu quả của chúng.
Tổng giám đốc UNESCO, Audrey Azoulay |
Tại phiên họp thứ 26 của Hội đồng Liên Chính phủ Chương trình Phát triển và Truyền thông Quốc tế (IPDC) vào tháng 3/2008, Tổng giám đốc Unesco cung cấp một báo cáo phân tích dựa trên các phản hồi nhận được từ các nước thành viên liên quan, bao gồm thông tin cập nhật về Tổng kết của Tổng giám đốc về việc các nhà báo bị sát hại từ năm 2006, và công bố báo cáo này một cách rộng rãi. Từ năm 2008, các báo cáo như vậy đã được chuẩn bị hai năm một lần với mục đích cung cấp một cái nhìn tổng quan về tình trạng của các yêu cầu tư pháp vào các vụ sát hại các nhà báo.
UNESCO thúc đẩy sự an toàn của các nhà báo thông qua nâng cao nhận thức toàn cầu, xây dựng năng lực và một loạt các hành động, đặc biệt là Kế hoạch hành động của LHQ về Sự an toàn của các nhà báo và vấn đề chống đỡ. Tổng số các phóng viên, nhà báo bị sát hại từ năm 1993-2016 là 1.119 trong đó giai đoạn từ 2006-2016 chiếm 930.
Các phóng viên địa phương thiệt mạng trong giai đoạn 2006-2016: 868
Các phóng viên nước ngoài bị giết từ năm 2006-2016: 62
Nữ phóng viên bị giết từ năm 2006-2016: 60
Phóng viên nam bị giết từ năm 2006-2016: 870
Chỉ tính từ đầu năm 2018 đén nay đã có 40 nhà báo bị sát hại. Riêng ngày 30/4 đã có 10 nhà báo Afghanistan bị sát hại trong khi loàm nhiệm vụ.