UNESCO quyết định đưa một nhóm nhỏ gồm 60 người trẻ tạo nên sự thay đổi đưa đến bàn thảo luận toàn cầu, với vai trò là những nhân tố hành động và đối tác, chứ không chỉ đơn thuần là những người được nhận các thành quả từ các hoạt động của tổ chức. Diễn đàn được xem như một địa chỉ tiếp nhận những đề xuất cụ thể về cách UNESCO có thể cải thiện sự tham gia kết nối giữa tổ chức và lực lượng trẻ tuổi. Điều này thể hiện sự thay đổi đáng kể trong hướng tổ chức sự kiện hai năm một lần của tổ chức và là diễn đàn đầu tiên được tổ chức theo hình thức này bởi một cơ quan của Liên hiệp quốc.
"Hiện có khoảng 1,8 tỷ người trẻ độ tuổi từ 10 đến 24 trên thế giới”. Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova nhận định: “Tỷ lệ thanh thiếu niên hiện giờ đánh dấu mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là cơ hội để chúng ta khai thác sức mạnh của thế hệ trẻ nhằm tạo nên những thay đổi mang tính tích cực”.
1/10 số trẻ em trên thế giới sống trong các khu vực xung đột quân sự và 24 triệu trẻ em rơi vào tình trạng thất học. Sự bất ổn chính trị, thiếu việc làm và không gian hạn chế cho sự tham gia chính trị và dân sự đã dẫn đến tình trạng cô lập ngày càng gia tăng của những người trẻ trên thế giới.
Định dạng mới của Diễn đàn Thanh niên sẽ kết nối những nam nữ thanh niên trẻ từ khắp nơi trên thế giới, những người đã và đang dẫn đầu các sáng kiến trong cộng đồng về một số thách thức cơ bản với UNESCO nhằm mục đích đảm bảo sự hợp tác và đáp ứng tốt hơn.
"Chúng ta thường tự hỏi làm cách nào để có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thanh niên, nhưng ai hiểu được những nhu cầu này tốt hơn chính giới trẻ? Do đó, điều quan trọng là chúng ta phải đi tiên phong trong việc loại bỏ tư tưởng những người trẻ tuổi là những người chỉ hưởng lợi từ công việc của chúng ta. Cần thu hút họ tham gia vào các chương trình như là nhân tố hành động và đối tác trong việc phát triển các giải pháp cụ thể đáp ứng được những thách thức mà họ phải đối mặt", Bà Irina Bokova nhấn mạnh.
Bắt đầu từ năm 1999, Diễn đàn Thanh niên UNESCO đã là một phần không thể tách rời của Đại hội UNESCO Thế giới. Vào cuối thời gian Diễn đàn, các thành viên thanh niên sẽ biên soạn một loạt các khuyến nghị về cách UNESCO có thể kêu gọi sự tham gia tốt hơn của giới trẻ, cũng như những gợi ý cụ thể cho sự hợp tác. Diễn đàn cũng sẽ giúp xác định những cách mà UNESCO có thể tiếp tục làm việc với những người trẻ tạo nên sự thay đổi này ở cấp khu vực và tiểu vùng.
Một số hồ sơ của các đại biểu thanh niên:
Maha AlSalehi là một nhà nghiên cứu trẻ và là nhà hoạt động từ Yemen, người dẫn dắt #AmYemen - một chiến dịch truyền thông ủng hộ hòa bình và thúc đẩy giải quyết xung đột trong nước. Maha cũng tham gia vào nghiên cứu tiến bộ về Nghị quyết 2250 về Thanh niên, Hòa bình và An ninh.
Jose Pedro Gioscia là một thanh niên trẻ tuổi đến từ Uruguay, người đã khai thác sức mạnh của trò chơi điện tử để khuyến khích thanh thiếu niên nam giới đứng lên chống lại sự quấy rối đường phố mà nhiều phụ nữ trong khu vực phải đối mặt bằng cách cung cấp cho họ một trải nghiệm ảo về những gì phụ nữ phải đối mặt.
Jose Pedro Gioscia |
Manyang Reath Kher là một đứa trẻ mồ côi từ Sudan. Manyang sống trong một trại tị nạn 13 năm trước khi chuyển đến Hoa Kỳ để học tập. Ông thành lập công ty cà phê của riêng mình tại Ethiopia để cung cấp cơ hội việc làm cho người tị nạn Sudan.
Manyang Reath Kher |
Mark Lozano là một doanh nhân xã hội trẻ tuổi đến từ Philippines, người đã thành lập "Một triệu ngọn đèn". Tổ chức này cung cấp cho các cộng đồng nông thôn ánh sáng bằng năng lượng mặt trời, cho phép trẻ em học tập tốt hơn ở trường học và người lớn để làm việc trong môi trường an toàn tránh xa nguy hiểm của dầu hỏa.
Mark Lozano |
Moitshepi Matsheng là một phụ nữ trẻ từ Botswana. Bị mồ côi vì AIDS, Moitshepi kiên trì học tập và đồng sáng lập Young 1ove, một tổ chức cung cấp giáo dục tình dục có hiệu quả đã được chứng minh cho phụ nữ trẻ ở miền nam và đông Phi.
Moitshepi Matsheng |
Saddam Sayyleh là một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong một trại tị nạn Palestine ở Jordan. Không có sự trợ giúp của gia đình và bị lạm dụng về thể chất và tinh thần trong tay của người lớn trong trại, Sayyleh đã bỏ học khi còn là một thiếu niên. Khi lớn, ông quay lại học và thành lập ILearn, một chương trình đáp ứng các nhu cầu giáo dục cụ thể của những người tị nạn trẻ em và trẻ em đã bị bỏ lại phía sau.
Saddam Sayyleh |