Như vậy, kết quả bỏ phiếu vòng 4 cho thấy vẫn chưa có ứng viên nào đạt số phiếu quá bán với 30 phiếu để trở thành người lãnh đạo của UNESCO. Theo luật bầu cử của UNESCO, vòng 5, tức vòng cuối cùng, cần phải chọn ra 2 ứng viên có số phiếu cao nhất diễn ra trong bối cảnh đặc biệt là hai ứng viên Pháp và Ai cập có số phiếu ngang nhau. Điều này có thể dẫn đến việc hai nước này sẽ rút thăm để vào vòng bầu cử cuối cùng cùng Quatar để chọn ra người chiến thắng.
Một số chuyên gia nhận định, nếu Quatar được bầu làm Tổng Giám đốc UNESCO thì có thể sẽ là một yếu tố tích cực góp phần khắc phục những khó khăn về tài chính cho tổ chức này. Kì vọng này càng lớn khi Mỹ vừa tuyên bố rút khỏi UNESCO hôm 12/10.
Năm 1984, dưới thời cựu Tổng thống Ronald Reagan, Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố rút khỏi UNESCO với cáo buộc UNESCO trong việc quản lý tài chính và những tuyên bố mang tính chất ‘chống lại Hòa Kỳ’ trong một số chính sách của UNESCO. Nguyên nhân là do Hoa Kỳ bị thất bại và bị cô lập nặng nề trong lĩnh vực truyền thông khi UNESCO, sau đó là Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết hết sức quan trọng về “Một trật tự thông tin thế giới mới” gây bất lợi cho Hoa Kỳ.
Sự kiện này đã kéo theo những tổn thất nặng nề cho UNESCO trong nhiều năm, nhưng thực tế cho thấy UNESCO vẫn đứng vững và vẫn giữ vai trò là một diễn đàn đa phương có uy tín trên lĩnh vực trí tuệ - văn hóa và giữ vững ngọn cờ hòa bình của nhân loại.