UNESCO thúc đẩy tác động tích cực của thể thao dành cho người khuyết tật

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên đề tập trung vào hoạt động thể chất và thể thao dành cho người khuyết tật; cơ sở hạ tầng và thiết bị có thể tiếp cận được; giáo dục thể chất và vui chơi; thu thập và nghiên cứu dữ liệu.
Khoảnh khắc bà Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đón nhận ngọn lửa Paralympic do vận động viên chạy tiếp sức người Pháp Clavel Kayitare rước đến trụ sở UNESCO tại Paris, sáng 28/8. Ảnh: Thu Hà/TTXVN.
Khoảnh khắc bà Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đón nhận ngọn lửa Paralympic do vận động viên chạy tiếp sức người Pháp Clavel Kayitare rước đến trụ sở UNESCO tại Paris, sáng 28/8. Ảnh: Thu Hà/TTXVN.

Trước thềm lễ khai mạc Paralympic Paris 2024, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) và Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC) đã tổ chức "Hội nghị quốc tế về hòa nhập người khuyết tật: Thúc đẩy tác động tích cực của thể thao dành cho người khuyết tật."

Hội nghị diễn ra trong hai ngày 27-28/8 tại trụ sở UNESCO ở thủ đô Paris. Nhân dịp này, ngọn lửa Paralympic đã được thắp lên tại trụ sở UNESCO.

Sáng 28/8, trong hành trình đến với Thế vận hội thể thao người khuyết tật, ngọn lửa Paralympic đã được vận động viên chạy tiếp sức người Pháp Clavel Kayitare rước đến trụ sở UNESCO tại Paris.

Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay đã đón nhận ngọn lửa thiêng trong tràng pháo tay hân hoan của những người chứng kiến. Đây là một hoạt động đầy ý nghĩa trong khuôn khổ hội nghị.

Với mục tiêu truyền cảm hứng cho việc phát triển các chính sách hòa nhập và tăng cường đầu tư để thúc đẩy việc thực hiện các chương trình và hoạt động thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong thể thao hoặc thông qua thể thao, hội nghị đã quy tụ các bộ trưởng cùng các cơ quan liên quan, các vận động viên khuyết tật, các cá nhân và tổ chức thể thao và chuyên gia.

Đại sứ Nguyễn Thị Vân Anh, đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh UNESCO, đã tham dự hội nghị.

Sự hòa nhập của người khuyết tật là một mục tiêu xuyên suốt trong sáng kiến hàng đầu UNESCO về thể thao mang tên “Fit for Life” (tạm dịch là Thích nghi với Cuộc sống), được đưa ra tại Hội nghị quốc tế lần thứ 7 của các bộ trưởng và quan chức cấp cao về giáo dục thể chất và thể thao (MINEPS VII), ở Bakou, Azerbaijan vào tháng 6/2023.

Trên tinh thần này, trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế về hòa nhập người khuyết tật, các đại biểu đã nêu bật vai trò quan trọng của thể thao dành cho người khuyết tật trong việc thúc đẩy sự hòa nhập của họ, những người đại diện cho hơn 15% dân số thế giới.

Các chuyên đề tập trung vào hoạt động thể chất và thể thao dành cho người khuyết tật; cơ sở hạ tầng và thiết bị có thể tiếp cận được; giáo dục thể chất và vui chơi; thu thập và nghiên cứu dữ liệu.

Các diễn giả đã chỉ ra những thách thức và trình bày các phương pháp hiệu quả nhất, cũng như giải pháp đổi mới nhằm loại bỏ các rào cản để đảm bảo các cơ hội thể thao toàn diện và dễ tiếp cận.

Trong phiên họp ngày 28/8, các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng phụ trách thể thao, hòa nhập và bình đẳng, đại diện các cơ quan chính phủ và các ngân hàng phát triển, đã cùng nhau trao đổi để đề ra các hành động cụ thể nhằm thúc đẩy sự hòa nhập của người khuyết tật trong thể thao và thông qua thể thao.

Bằng cách khai thác những nỗ lực chung của các chính phủ, tổ chức khu vực tư nhân, tổ chức thể thao và những người ủng hộ, hội nghị có tham vọng thúc đẩy một phong trào toàn cầu trong Liên minh Fit for Life, nhằm mục đích hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của thể thao dành cho người khuyết tật như một chất xúc tác để hòa nhập và thay đổi xã hội.

Phát biểu tại phiên họp, Tổng giám đốc UNESCO Azoulay chào mừng sự tham dự của các đoàn thể thao tại Paralympic Paris 2024, nhấn mạnh UNESCO luôn đồng hành và ủng hộ sự hòa nhập của người khuyết tật trong thể thao và bằng thể thao.

Nhân dịp này, bà kêu gọi các nước dành ngân sách để tăng cường giáo dục thể chất, tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia thể thao, từ đó giúp họ hòa nhập thành công vào xã hội.

Về phần mình, Chủ tịch IPC Andrew Parson đã thông báo nhiều tin vui đến hội nghị: đó là con số 2 triệu vé xem các trận đấu đã được bán, một kỷ lục mới của lịch sử Paralympic và còn chưa dừng ở đó. Ông hy vọng các hàng ghế kín khán giả sẽ tạo nên nguồn cảm hứng và động lực để các vận động viên khuyết tật thi đấu hết mình. Ông cũng cho biết 300 triệu người sẽ theo dõi lễ khai mạc Paralympic qua truyền hình trực tiếp, chưa kể 4,25 tỷ người dân trên thế giới sẽ ngồi trước màn hình để theo dõi các trận đấu trong 11 ngày tới.

Theo ông Parson, Paralympic Paris 2024 là sự kiện của những kỷ lục với sự tham dự của 168 đoàn vận động viên và 1.983 vận động viên nữ, đây là những con số chưa từng có trong lịch sử 60 năm qua của Thế vận hội thể thao người khuyết tật.

Với mong muốn "sự thay đổi sẽ bắt đầu từ thể thao," Chủ tịch IPC kêu gọi các nước cùng tham gia vào phong trào này "vì lợi ích của 1,3 tỷ người khuyết tật trên thế giới và rộng lớn hơn là vì lợi ích của toàn xã hội."

IPC tin rằng sự thay đổi bắt đầu từ thể thao và thể thao dành cho người khuyết tật có khả năng tạo ra một thế giới hòa nhập cho họ. Thế vận hội Paralympic Paris 2024 là sự kiện thể thao toàn cầu quan trọng nhất dành cho các vận động viên khuyết tật. Sự kiện này không chỉ giúp giới thiệu các vận động viên xuất sắc, mà còn là động lực thúc đẩy sự thay đổi xã hội cho người khuyết tật.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, UNESCO và IPC đã tổ chức triển lãm về tác động xã hội của thể thao, bao gồm cả sự hòa nhập của người khuyết tật thông qua thể thao.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?