UNESCO và Tập đoàn SOVICO ký thỏa thuận hợp tác

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn SOVICO và ông Jean-Yves Le Saux, Giám đốc Kế hoạch Chiến lược của UNESCO đã ký kết Thỏa thuận thực hiện dự án “Trao quyền cho thanh niên và phụ nữ để tăng cường kết nối và lợi ích địa phương tại các Di sản Thế giới và Thành phố Sáng tạo được UNESCO công nhận ở Việt Nam”.
UNESCO và Tập đoàn SOVICO ký thỏa thuận hợp tác

Thông qua dự án này, UNESCO và SOVICO đặt mục tiêu hỗ trợ Việt Nam xây dựng Vành đai các Thành phố Sáng tạo, nơi văn hoá là trung tâm của sự phát triển, đồng thời phát triển du lịch bền vững tại cộng đồng các địa phương thuộc hành lang di sản Bắc Trung Bộ. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn phục hồi kinh tế của đất nước sau khi đại dịch COVID-19 gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sinh kế của người lao động trong các ngành văn hoá, du lịch.

UNESCO và Tập đoàn SOVICO ký thỏa thuận hợp tác ảnh 1
UNESCO và Tập đoàn SOVICO ký thỏa thuận hợp tác ảnh 2

Đây sẽ là chất xúc tác kết nối các sáng kiến đơn lẻ tại cộng đồng, đồng thời xác định các quan hệ đối tác cốt lõi và các cơ hội cung cấp nguồn lực tài chính cho thanh niên và phụ nữ địa phương. Từ đó, dự án sẽ tạo ra một hệ sinh thái vững chãi cho các ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo và du lịch. Những tấm gương điển hình từ dự án sẽ là những bài học thành công, truyền cảm hứng nhân rộng các mô hình nâng cao vị thế cho người dân địa phương và du lịch bền vững.

Bà Audrey Azoulay, Tổng giám đốc UNESCO cho biết: “Chúng tôi chào mừng sự tham gia của Tập đoàn SOVICO – một tập đoàn tư nhân trong hành trình này. Chúng tôi tin rằng, để đạt được sự phát triển bền vững, chúng ta cần sự chung tay góp sức của tất cả các bên, gồm doanh nghiệp, chính phủ, các tổ chức phát triển và cộng đồng địa phương. Điều này đặc biệt cần thiết và phù hợp hơn bao giờ hết bởi đây là thời điểm các cộng đồng phục hồi sau đại dịch và đối mặt với rất nhiều thách thức.”

SOVICO là tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam tiên phong trong hợp tác chiến lược với Liên Hợp Quốc nhằm đóng góp vào việc thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Trước đó, tháng 9/2020, tại Hà Nội, Liên Hợp Quốc và Tập đoàn SOVICO đã ký Khung hợp tác đưa văn hoá làm trung tâm phát triển bền vững tại Việt Nam. Tập đoàn SOVICO đã phối hợp với UNESCO, UNIDO và UN-Habitat trong dự án “Hà Nội Rethink” nhằm hỗ trợ Thành phố Hà Nội thực hiện tầm nhìn chiến lược trở thành Kinh đô Sáng tạo của Đông Nam Á.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Tập đoàn SOVICO phát biểu: “Hợp tác cùng UNESCO, chúng tôi muốn góp phần vào phát triển bền vững và sáng tạo dựa trên văn hoá và giáo dục làm trụ cột. SOVICO và UNESCO đã có chặng đường hợp tác đầy ý nghĩa với những chương trình Thành phố sáng tạo, và Công nghệ dành cho học sinh và phụ nữ. Chúng tôi sẽ tiếp tục cống hiến không mệt mỏi cùng UNESCO để đem lại cơ hội phát triển cho thanh niên, trẻ em và phụ nữ ở Việt Nam, là bước tiếp nối những chương trình hành động của chúng tôi đối với các mục tiêu phát triển bền vững của Tập đoàn trong suốt những năm qua. Cùng với UNESCO, chương trình hành động này sẽ lan tỏa mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi quốc tế”.

Lễ ký kết Thỏa thuận dự án diễn ra trước sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc UNESCO Audrey Azoulay, thể hiện cam kết cao của các bên trong mối quan hệ hợp tác chiến lược này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.