Ung thư cổ tử cung là gì?
Ung thư cổ tử cung là ung thư sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ tại các nước kém phát triển. Mỗi năm trung bình có 10-20 người trong 100.000 phụ nữ ở độ tuổi 30 được phát hiện có ung thư cổ tử cung.
Đây là một bệnh lý liên quan đến điều kiện y tế yếu kém trong việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản bao gồm việc tầm soát ung thư cổ tử cung, chuẩn đoán và điều trị các tổn thương tiền xâm lấn, kiểm soát các bệnh lây qua đường tình dục và cải thiện điều kiện kinh tế xã hội đưa đến giảm đề kháng của bệnh tật.
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư phụ khoa thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 35 trở lên. Trên thế giới, cứ 2 phút lại có một phụ nữ chết do UTCTC. Tại Việt Nam, ước tính cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc bệnh UTCTC và 11 trường hợp tử vong.
Bệnh ung thư cổ tử cung hình thành ở biểu mô cổ tử cung ( cổ tử cung là cơ quan nối giữa âm đạo với buồng trứng ). Ung thư cổ tử cung phát triển khi các tế bào bất thường ở niêm mạc cổ tử cung bắt đầu nhân lên một cách khó kiểm soát và sau đó tập hợp thành một khối u lớn. Tuổi thường gặp của ung thư cổ tử cung là khoảng 30- 59 tuổi, nhiều nhất ở độ tuổi 45-55, rất hiếm ở phụ nữa dưới 20.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là quá trình viêm nhiễm kéo dài được gây ra bởi loại virus nhóm papilloma có tên gọi là Human Papilloma Virus (HPV). Khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung có liên quan đến việc bị nhiễm HPV. Hay nói cách khác, chính việc bị nhiễm HPV qua đường sinh hoạt tình dục đã gây ra những biến đổi ở mức độ tế bào và gây ra 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra còn có các yếu yếu tố khác gây ung thư cổ tử cung là quan hệ tình dục sớm, quan hệ với quá nhiều người, vệ sinh tình dục kém, hút thuốc lá, suy giảm miễn dịch, hay do yếu tố di truyền.
Những dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung
Dịch âm đạo bất thường
Khi ung thư bắt đầu lớn lên trong cổ tử cung, nó sẽ tạo ra dịch âm đạo bất thường. Sự bất thường có thể là huyết trắng nhiều, có mùi và thay đổi màu sắc.
Mụn cóc
Theo chia sẻ của các bác sĩ phụ khoa, sự xuất hiện của mụn cóc nhỏ ở “cô bé” làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Mụn cóc ung thư sẽ không xuất hiện ở tay chân mà ở bộ phận sinh d.ục.
Đau hoặc chảy máu âm đạo
Ung thư cổ tử cung phát triển trên thành tử cung làm khô, thậm chí nứt, gây khó chịu và chảy máu. Ngoài ra nó cũng có thể gây chảy máu trực tràng hoặc bàng quang.
Việc bị chảy máu bất kì ngoài chu kì kinh nguyệt đều là dấu hiệu đáng ngờ và cần phải đi khám bác sĩ ngay.
Thiếu máu
Nếu thói quen ăn uống, chế độ ăn không thay đổi nhưng bạn vẫn rất mệt mỏi, nhịp tim đập nhanh, mạnh khi cố gắng làm việc gì đó ở mức bình thường, chứng tỏ bạn bị thiếu máu.
Thiếu máu có thể xuất phát từ việc chảy máu bất thường, đều gắn liền với bệnh ung thư cổ tử cung.
Vấn đề tiết niệu
Khi cổ tử cung nở ra, bàng quang và thận bị nén lại gây cản trở sự di chuyển của nước tiểu làm đau hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Liên tục đau ở chân, hông
Các cơ quan nội tạng cũng bị sưng do tác động của ung thư cổ tử cung. Các mạch máu bị nén lại gây khó khăn và tạo ra sự đau đớn ở chân, mắt cá chân, hông, khung xương chậu.
Sụt cân
Hầu hết các dạng ung thư đều làm giảm hoặc ngăn cản cảm giác thèm ăn. Sưng cổ tử cung có thể nén dạ dày, dẫn đến giảm cơn thèm ăn và giảm cân nhanh chóng.
Những triệu chứng kể trên không chính xác 100% là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung. Chỉ có thăm khám và kết luận của bác sĩ mới đưa ra được kết luận chính xác nhất. Tuy nhiên đây là dấu hiệu để nhận biết ban đầu và khi có những nghi ngờ này, bạn hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Cách phòng ung thư cổ tử cung
- Tiêm vắc xin phòng ngừa: Bạn có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bằng cách tiêm vắc xin ngừa HPV. Khi tiêm vắc xin ngừa HPV trước khi quan hệ tình dục lần đầu tiên sẽ giúp chị em giảm tới 70% nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vắc xin này chỉ có tác dụng trong khoảng từ 4 – 5 năm, sau đó chị em cần phải tiêm lại để phòng ngừa.
- Không nên quan hệ tình dục quá sớm: Việc quan hệ tình dục quá sớm, đặc biệt là ở tuổi dậy thì sẽ khiến cho chị em dễ bị lây nhiễm virut HPV do cơ quan sinh dục của chị các em trong giai đoạn này chưa được hoàn thiện và ổn định, điều này sẽ khiến cho virut HPV dễ dàng xâm nhập và phát triển gây ra bệnh. Vì vậy, các em gái không nên quan hệ tình dục quá sớm.
- Chế độ dinh dưỡng: Việc cải thiện chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cho sức khỏe của chị em được nâng cao, sức đề kháng được tăng cường và chống lại các nguy cơ gây bệnh. Chị em nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của mình những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, C, E và canxi như trứng, gan, cá ngừ, cà rốt, sữa,… và ăn nhiều gừng, dâu tây, rau cải, trà xanh rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả.
- Có lối sống lành mạnh: Chị em không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, nước uống có ga, không nên hút thuốc, tránh tiếp xúc với khói thuốc,… việc này không chỉ tăng cường sức khỏe của chị em mà cũng có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống bệnh ung thư cổ tử cung.
- Khám phụ khoa định kỳ: Việc khám phụ khoa và làm xét nghiệm tầm soát ung thư định kỳ (pap’s) sẽ giúp cho chị em kiểm soát được sức khỏe của mình và phát hiện ung thư sớm nếu không may bị mắc phải, để từ đó có phương pháp điều trị ung thư cổ tử cung kịp thời.
- Ngoài các biện pháp trên, chị em cũng có thể áp dụng các biện pháp khác như quan hệ tình dục an toàn, hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, chú ý đến việc vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày, nhất là những ngày hành kinh và khi quan hệ tình dục, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không nên sinh quá nhiều con.
Quỳnh Mai