Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 2: Một Hội nghị... ảo!

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Tạp chí Genetics and Molecular Research (GMR) từng đăng tải thông tin về việc Hội Di truyền Y học Việt Nam đã tổ chức Hội nghị quốc tế đầu tiên về Gen y học lần thứ nhất (phiên đặc biệt) vào ngày 18/10 tại Việt Nam (Special Session-First International Medical Genetics Conference in Vietnam) tại Trường Đại học Y Hà Nội và đã xuất bản số đặc biệt trên tạp chí này. Nhưng theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, đó là tin ảo, và hội nghị cũng là hội nghị ảo.

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 2: Một Hội nghị... ảo!

Đưa tin ảo do... hiểu nhầm

Ngày 28/11, phóng viên Ngày Nay đã có những trao đổi với PGS Nguyễn Thị Trang, giảng viên cao cấp Trường Đại học Y Hà Nội, Phó Tổng Thư ký Hội di truyền Y học Việt Nam, được cho biết:

“Vào tháng 1 năm 2020, tôi có nhận được đề nghị phản biện một số bài báo trên tạp chí GMR. Khi phản biện, tôi nhận thấy tạp chí đã từng đăng tải số đặc biệt và thường xuyên giới thiệu các Hội nghị của Hội di truyền học Châu Âu. Trong quá trình phản biện, nhận thấy các bài báo có nhiều liên quan đến lĩnh vực di truyền y học và định hướng phát triển di truyền y học, với mong muốn các nghiên cứu của các tác giả Việt Nam được đăng tải trên các tạp chí Quốc tế, nên tôi ủng hộ các bài báo được đăng tuy nhiên phải chỉnh sửa theo các góp ý của tôi".

Cũng theo bà Trang: “vì là một hội viên Hội di truyền Y học, tôi luôn mong muốn cùng các Thầy cô và Hội viên khác phát triển Hội. Hội Di truyền Y học nếu được đưa ra Quốc tế thì sau này mỗi năm tổ chức Hội nghị sẽ có các nhà khoa học Quốc tế chủ động liên hệ tham gia. Chính vì vậy, sau mỗi bài phản biện tôi đều viết thêm một đoạn là “Nghiên cứu này có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Khoảng giữa tháng 10 năm 2020, Hội di truyền y học Việt Nam (ditruyenyhoc.org.vn) sẽ tổ chức Hội nghị Di truyền y học Quốc tế lần I" (Tôi trong Ban tổ chức được nhận nhiệm vụ quảng bá, giới thiệu Hội nghị, xây dựng chương trình và tài trợ, nhận các bài báo, phản biện các bài báo trên số chuyên đề tạp chí Y học Việt Nam, liên lac với tạp chí Y học Việt Nam phụ trách xuất bản số chuyên đề). Tôi đề nghị các tác giả có thể lựa chọn bài báo này để trình bày tại Hội nghị di truyền y học, tổ chức tại Hà Nội. Các báo cáo như vậy sẽ là cơ sở đánh giá ngoài cho bất kỳ bài báo uy tín nào.

Đến cuối tháng 9/2020. Tổng biên tập tạp chí GMR David De Jong có gọi điện thoại cho tôi hỏi về Hội nghị để họ chuẩn bị công việc đánh giá ngoài. Tôi trả lời, Hội nghị hiện chưa rõ tổ chức khi nào do ảnh hưởng của Covid (mới đây nhất Hội tiến hành họp và quyết định Hội nghị sẽ hoãn sang tháng 12, và do Covid nên sẽ là Hội nghị di truyền Y học Việt Nam)...

Có lẽ cũng vì các vấn đề nêu trên nên khi Ban biên tập của tạp chí GMR tải các bài lên đã đưa một đoạn thông tin như phản ánh…. Tôi đã tường trình và nhận lỗi trước Hội. Các bài phản biện là do cá nhân tôi phản biện và tôi chịu trách nhiệm về nội dung khoa học và ý kiến phản biện của tôi trước Pháp luật.

Về vấn đề chức danh Giáo sư thì tôi luôn ghi là As/Professor (PGS) cả phần giới thiệu và phần ký, tuy nhiên không chỉ mình tạp chí GMR mà nhiều tạp chí khác cũng như Trường đại học nước ngoài khi tôi viết thư giới thiệu cho học viên tôi cũng đều ghi As/Prof mà họ vẫn gọi là Prof nên tôi nghĩ Quốc tế đơn thuần họ lịch sự chứ không phải ý của tôi gian dối hay cố tình. Ngay cả trong email phần thông tin điện tử tự động tôi cũng để mặc định là As/Prof.

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 2: Một Hội nghị... ảo! ảnh 1

Thông tin liên lạc của bà Trang trên GMR để chức danh professor (Giáo sư)

"Về phần 2 em học viên Bác sĩ nội trú Lê Thị Quyên và Lê Thị Minh Phương luôn tham gia vào các dự án NCKH của tôi, các em cũng đã là tác giả của một số bài báo quốc tế, tiếng Anh rất tốt, lại trong nhóm hỗ trợ cùng tôi tổ chức Hội nghị Di truyền Y học Việt Nam. Nên khi phản biện tôi có đề xuất nhóm tác giả có thể liên hệ một trong 3 chúng tôi."

"Dù xuất phát điểm là hoàn toàn tình cờ và vô tình tạo nên sự hiểu lầm của cộng đồng khoa học với Hội Di truyền nên tôi đã đề xuất phương án giải quyết là email cho tạp chí đề nghị gỡ bỏ thông tin Hội nghị di truyền y học Việt Nam tổ chức ngày 18 tháng 10 năm 2020 và thông tin 3 thầy trò chúng tôi vì không liên quan đến 21 bài báo của các tác giả Việt Nam. Tổng biên tập David De Jong cũng đã hứa sẽ chuyển thông tin này đến ban biên tập để chỉnh sửa thông tin tránh gây hiểu lầm cho các Nhà khoa học."

Tạp chí Genetics and Molecular Research (GMR) có địa chỉ đăng trên website chính https://www.geneticsmr.com tại: v. Treze de Maio, 861 Jardim Paulistano/ CEP 14090-270/ Ribeirão Preto, SP, Brasil.

GMR được nhắc đến vì có nhiều ứng viên ngành y Việt Nam đăng bài tại đây.

Tạp chí GMR từng có tên trong danh mục ISI – SCIE (Viết tắt của cụm từ "Institute for Scientific Information": cơ quan xét chọn chất lượng tạp chí; SCIE là SCI mở rộng, khoảng 7000 tạp chí. - PV) nhưng đã bị loại ra từ 2016. Tuy nhiên, Tạp chí này không gỡ bỏ đi mà vẫn để thông tin Impact Factor (của tạp chí trong ISI) trên trang chủ gây hiểu lầm. GMR nay chỉ còn tên trong danh mục Scopus và ESCI, xếp hạng thấp, nhưng vẫn được tính điểm xét GS, PGS năm nay.

Tổng Biên tập GMR là ai?

Theo tường trình của bà Nguyễn Thị Trang thì Tổng biên tập tạp chí GMR là David De Jong. Tuy nhiên, theo thông tin chính thức đăng trên Tạp chí này, thì EDITOR-IN-CHIEF (Tổng Biên tập) là ông Francisco A. Moura Duarte, một giáo sư, tiến sĩ người Brazil. Còn ông David De Jong như đăng trên GMR với chức danh là TECHNICAL EDITOR (tạm dịch: Biên tập viên kỹ thuật) (?).

Hội nghị “ảo” và nhiệm vụ “bất khả thi”

Theo tìm hiểu của phóng viên Ngày Nay, ngày 19/11/2020, Chủ tịch Hội Di Truyền y học Việt Nam, PGS.TS. Trần Đức Phấn đã có văn bản số 05/HĐTYHVN phúc đáp sau khi nhận được công văn của Hội đồng Giáo sư ngành y ngày 16/11/2020 về việc PGS. Nguyễn Thị Trang - Phó tổng thư ký Hội Di truyền Y học Việt Nam có tham gia phản biện các bài báo trên tạp chí Genetics and Molecular Research (GMR) được đăng tải trên website có những nội dung cần xem xét.

Ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư bỏ tiền mua bài báo khoa học - Bài 2: Một Hội nghị... ảo! ảnh 2

Văn bản 05 PGS.TS. Trần Đức Phấn gửi Hội đồng Giáo sư Ngành y, Hội đồng Giáo sư nhà nước.

Văn bản 05 khẳng định:Thông tin về Hội nghị quốc tế lần đầu về Gen y học (phiên đặc biệt) ngày 18/10/2020 tại Việt Nam do Hội di truyền Y học Việt Nam tổ chức được đăng tải trên website của tạp chí GMR là không chính xác. Hội di truyền Y học Việt Nam dự kiến tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc năm 2020 vào tuần thứ 3 tháng 11 năm 2020 (theo Thông báo số 2 của Hội, gửi ngày 22/05/2020). Nhưng do tình hình dịch bệnh COVID-19, nên Hội nghị dự kiến lùi lại sang tháng 12/2020.

PGS. Nguyễn Thị Trang và hai BS (có tên trên) không được Hội di truyền Y học Việt Nam phân công việc tổ chức Hội thảo và xuất bản các bài báo được đăng tải trên website GMR.

Thông tin về việc Hội Di truyền y học Việt Nam đã tổ chức hội nghị vào ngày 18/10/2020 tại trường Đại học Y Hà Nội và xuất bản số đặc biệt trên tạp chí GMR là không đúng sự thật.

Cũng với nội dung trên, Hội Di truyền y học Việt Nam đã tổ chức họp vào ngày 12/11/2020, thông báo về sự việc trên website, PGS. Nguyễn Thị Trang đã làm đơn tường trình. Qua cuộc họp kết luận: PGS. Nguyễn Thị Trang chịu trách nhiệm trước việc phản biện các bài báo đăng tải trên tạp chí GMR cũng như các thông tin được đăng tải chưa chính xác liên quan đến Hội Di truyền y học Việt Nam, yêu cầu phải có biện pháp sớm khắc phục.

Như vậy, nội dung văn bản 05 của Hội Di truyền y học Việt Nam đã khẳng định không có hội nghị nào diễn ra vào ngảy 18/10/2020 và cũng chưa hề có hội nghị diễn ra tại Đại học y Hà nội như trên Website của tạp chí GMR thông tin. Cũng không có chuyện Hội di truyền Y học Việt Nam phân công việc tổ chức Hội thảo và xuất bản các bài báo được đăng tải trên website GMR với 3 cá nhân gồm: bà PGS Nguyễn Thị Trang (không phải là GS) cùng bà Lê Thị Quyên, Lê Thị Minh Phương. Tất cả là đưa tin ảo.

Theo điều tra của phóng viên Ngày Nay, ước tính đã có khoảng 50 người đăng ký tham gia hội nghị để nhận chứng chỉ và 32 người gửi bài đăng tải trên tạp chí Y học Việt Nam. Theo dự kiến, mỗi người tham gia hội nghị để lấy chứng chỉ sẽ đóng phí 500 nghìn đồng và để có bài đăng trên báo Y học Việt Nam (có tác dụng cộng điểm cho những ứng viên trong công tác hoặc trong việc “lấy điểm” làm hồ sơ học hàm học vị) thì có giá là 1 triệu đồng.

Ngay khi Ngày Nay đưa thông tin trên bài 1 "Vì sao 9 ứng viên xét hàm Giáo sư, Phó Giáo sư Y dược xin rút lui?" PGS. Nguyễn Thị Trang đã có liên lạc, giải trình một số vấn đề.

Tuy nhiên, nội dung bà Trang đưa ra khi trao đổi cũng giống như thông tin mà phóng viên đã tìm hiểu, trao đổi với bà Trang vào ngày 28/11 đã được đăng ở bài 2 này.

Chúng tôi vẫn chờ thông tin phản hồi chính thức từ bà Trang dựa trên nội dung bài báo đã nêu.

Bài 3: Khoa học mà như... hàng dạt.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?