Tuy nhiên, vaccine CoviVac vẫn chưa được thử nghiệm lâm sàng trên quy mô lớn. Trước đó, Liên bang Nga đã phê duyệt hai loại vaccine COVID-19, bao gồm vaccine Sputnik V do Viện Gamaleya phát triển, trước khi xem xét bất kỳ kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối nào.
Vaccine Sputnik V đã được phê duyệt vào tháng 8 và các thử nghiệm giai đoạn cuối bắt đầu vào tháng 9. Việc tiêm chủng đại trà đã được tiến hành vào tháng 12, sau khi kết quả thử nghiệm sơ bộ cho thấy vaccine có hiệu quả 91,4%.
Kể từ đó, hơn hai triệu người Nga đã được tiêm mũi đầu tiên của Sputnik V, Bộ trưởng Y tế Mikhail Murashko cho biết vào ngày 10/2.
Ngoài ra, Nga cũng đang cho triển khai tiêm loại vaccine thứ hai do Viện Vector ở Novosibirsk phát triển.
“Ngày nay, Nga là quốc gia duy nhất đã có ba loại vắc xin chống lại COVID-19", Thủ tướng Mishustin cho biết.
Trung tâm Chumakov được nhà vi trùng học Mikhail Chumakov thành lập năm 1955 tại St Petersburg, được biết đến với công trình hợp tác với nhà khoa học Mỹ Albert Sabin vào thời kỳ đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, qua đó giúp sản xuất hàng loạt vaccine ngừa bại liệt trên toàn cầu.
Không giống như vaccine Sputnik V, vốn sử dụng một loại virus cảm lạnh vô hại đã được biến đổi để đánh lừa cơ thể sản xuất kháng nguyên để giúp hệ thống miễn dịch chuẩn bị cho việc nhiễm COVID-19, vaccine CoviVac tạo ra từ một loại virus SARS-CoV-2 đã bị bất hoạt hoặc bị tước bỏ khả năng tái tạo.
Vaccine CoviVac được tiêm hai liều, cách nhau 14 ngày. Nó được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh thông thường, từ 2 đến 8 độ C, Phó Thủ tướng Tatiana Golikova cho biết trong một cuộc họp chính phủ vào tháng 1.
Nước Nga sẽ sản xuất 88 triệu liều vaccine trong nửa đầu năm nay, bao gồm 83 triệu liều tiêm Sputnik V, theo bà Tatiana Golikova.
Trong số này, 59 triệu liều sẽ được phát hành cho chương trình tiêm chủng quốc gia. Nga đã sản xuất 11,1 triệu liều vaccine COVID-19 cho đến nay, trong đó 7,9 triệu liều đã được phát hành cho chương trình tiêm chủng quốc gia.
Nước này sẽ sản xuất 30,5 triệu liều vào cuối quý đầu tiên của năm nay.