Vân Hồ nâng tầm sản phẩm đặc sản địa phương

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", huyện Vân Hồ đã có 7 sản phẩm đặc trưng của địa phương được công nhận sản phẩm OCOP. Hiện nay, huyện Vân Hồ triển khai, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX đánh giá lại các sản phẩm và phát triển sản phẩm mới, nâng tầm sản phẩm đặc sản địa phương.
Trưng bày sản phẩm đặc trưng của huyện Vân Hồ tại dịp kỷ niệm 10 năm thành lập huyện.
Trưng bày sản phẩm đặc trưng của huyện Vân Hồ tại dịp kỷ niệm 10 năm thành lập huyện.

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2023, huyện Vân Hồ duy trì, nâng cao chất lượng, hoàn thiện sản phẩm OCOP được xếp hạng năm 2020. Phấn đấu phát triển mới 6 sản phẩm OCOP. Triển khai thực hiện mô hình thí điểm gắn với vùng nguyên liệu đặc trưng bản địa, nâng cao năng lực chế biến gắn với phát triển OCOP. Phấn đấu hình thành 1 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản của huyện. Có ít nhất 50% số chủ thể OCOP tham gia vào các kênh bán hàng hiện đại (hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi; sàn giao dịch thương mại điện tử; xuất khẩu…). Tham gia 2 hoạt động xúc tiến thương mại, thị trường tiêu thụ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm.

Ông Thái Bá Sinh, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vân Hồ, cho biết: Huyện hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX tổ chức sản xuất, phát triển sản phẩm OCOP theo 6 nhóm sản phẩm, ưu tiên các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ, sản phẩm chủ lực, đặc trưng, có lợi thế ở mỗi địa phương theo hướng phát huy nội lực, giá trị gia tăng gắn với phát triển cộng đồng. Khuyến khích các chủ thể sản xuất đầu tư đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời, huyện xây dựng các mô hình phát triển vùng nguyên liệu gắn với sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị. Xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP đặc trưng theo từng địa phương.

Năm nay, 6 sản phẩm OCOP của huyện Vân Hồ đã được công nhận đạt hạng 3 sao, 4 sao đăng ký tham gia đánh giá lại, nâng hạng sản phẩm, gồm: Gạo tẻ râu Song Khủa của HTX Lúa tẻ râu Song Khủa; măng nứa sấy khô của HTX Nông nghiệp Trung tâm Tân Xuân 269; măng hốc muối chua của HTX Sản xuất và chế biến măng sạch Xuân Nha; trà matcha và trà sencha của Công ty cổ phần chè Chiềng Đi; mật ong bánh tổ của Công ty TNHH Mật ong Vân Hồ. Huyện tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định, đặc biệt là đánh giá hiệu quả sản xuất về giá trị, sản lượng, tiêu chuẩn chất lượng.

Huyện khuyến khích, thu hút, hỗ trợ các tổ chức kinh tế phát triển sản phẩm mới và đa dạng hoá sản phẩm. Năm 2023, huyện đã phê duyệt 6 ý tưởng/sản phẩm mới, gồm: Cam canh Pa Cốp (cam canh MeHa) của HTX Nông nghiệp hữu cơ Meha xã Vân Hồ; mật ong hoa đơn buốt của Công ty TNHH Mật ong Vân Hồ; chè cổ thụ Tô Múa của Công ty cổ phần Trà Hưng Phát Vân Hồ; trà hữu cơ, trà xanh gạo lứt, trà sữa matcha 3 trong 1 của Công ty cổ phần chè Chiềng Đi.

Từ năm 2017 đến năm 2022, tổng nguồn vốn hỗ trợ thực hiện các sản phẩm OCOP huyện Vân Hồ trên 4 tỷ đồng. Huyện tiếp tục lồng ghép các chính sách hỗ trợ của Nhà nước (liên kết chuỗi giá trị; dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất; đào tạo nghề; xây dựng nhãn hiệu, thiết kế mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; chính sách tín dụng…) để hỗ trợ chủ thể triển khai phương án sản xuất kinh doanh. Tăng cường nâng cao năng lực cho chủ thể OCOP về đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, tiếp cận nguồn vốn; đổi mới, sáng tạo sản phẩm; quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; kỹ năng về thiết kế bao bì, ghi nhãn và mẫu mã sản phẩm, đóng gói sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP; tham gia chương trình liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với phát triển thị trường.

Anh Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty cổ phần Chè Chiềng Đi, xã Vân Hồ, chia sẻ: Từ năm 2018, chúng tôi chuyển sản xuất chè truyền thống sang sản xuất chè hữu cơ. Công ty chuyên sản xuất chè xuất khẩu sang thị trường các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Úc... Được huyện, tỉnh hỗ trợ, chúng tôi xây dựng sản phẩm OCOP có chứng nhận của cơ quan chức năng, có truy xuất nguồn gốc. Khi được công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm của Công ty có thêm thị trường tiêu thụ trong nước thông qua các chuỗi tiêu thụ, doanh số tiêu thụ tăng lên rất nhiều. Ngoài 2 sản phẩm trà matcha, trà sencha được công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh từ năm 2020, đăng ký đánh giá lại, năm nay, Công ty có ý tưởng phát triển thêm 3 sản phẩm, gồm: Trà hữu cơ; trà xanh gạo lứt; trà sữa matcha 3 trong 1.

Tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP, huyện Vân Hồ khuyến khích các doanh nghiệp, HTX khơi dậy tiềm năng, lợi thế để nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập của người dân. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ du lịch nông thôn. Đồng thời, thúc đẩy kinh tế nông thôn bền vững trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).