Văn hóa và du lịch Ukraine bị thiệt hại 3,5 tỷ USD do xung đột

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đó là đánh giá của UNESCO sau hai năm xung đột tại Ukraine. Tổ chức UNESCO cũng nhận định, cần ít nhất 9 tỷ USD trong 10 năm tới để phục hồi văn hóa và du lịch Ukraine.
UNESCO ước tính Ukraine thiệt hại về văn hóa và du lịch khoảng 3,5 tỷ USD. Ảnh: UNESCO/Taras Osipov
UNESCO ước tính Ukraine thiệt hại về văn hóa và du lịch khoảng 3,5 tỷ USD. Ảnh: UNESCO/Taras Osipov

Đây là báo cáo thứ ba của UNESCO về tác động của xung đột đối với văn hóa và du lịch Ukraine kể từ tháng 2/2022, do Ngân hàng Thế giới, chính phủ Ukraine, Ủy ban Châu Âu và Liên Hợp Quốc phối hợp thực hiện.

Báo cáo mới nhất của UNESCO cho thấy một bức tranh ảm đạm về mức độ tàn phá mà đất nước này đang phải gánh chịu. 4779 tài sản văn hóa và du lịch bị hư hại, gây thiệt hại tổng cộng 3,483 tỷ USD, bao gồm các địa điểm và tòa nhà có giá trị di sản; tác phẩm nghệ thuật, bộ sưu tập và kho lưu trữ văn hóa; nhà xưởng dành riêng cho ngành công nghiệp văn hóa, sáng tạo; và các cơ sở du lịch. Khu vực Kharkov chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, tiếp theo là Donetsk và Odesa.

Bên cạnh thiệt hại về tài sản, lĩnh vực văn hóa và du lịch Ukraine còn chịu ảnh hưởng nặng nề về doanh thu, lỗ 19,6 tỷ USD. Riêng thành phố Kiev phải gánh chịu hơn nửa khoản lỗ này (10,6 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu do lượng khách du lịch giảm và ngành công nghiệp sáng tạo bị đình trệ. Theo UNESCO, cần huy động gần 9 tỷ USD từ năm 2024 đến năm 2033 cho công cuộc phục hồi và tái thiết di sản và du lịch Ukraine.

Trước tình trạng khẩn cấp, UNESCO đã nỗ lực huy động nguồn lực và triển khai các hoạt động hỗ trợ Ukraine. Trong hai năm qua, UNESCO huy động được hơn 66 triệu USD từ các quốc gia thành viên và khu vực tư nhân. Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất với gần 26 triệu USD.

Số tiền này được sử dụng để thực hiện hàng chục hành động ngắn hạn và trung hạn trong các lĩnh vực văn hóa, di sản, giáo dục và truyền thông. Mục tiêu chính là hỗ trợ Ukraine bảo vệ di sản văn hóa, giáo dục cho trẻ em và thanh niên, và duy trì hoạt động truyền thông.

Văn hóa và du lịch Ukraine bị thiệt hại 3,5 tỷ USD do xung đột ảnh 1

Một tu viện ở Sviatohirsk (Ukraine) sau các đợt không kích và pháo kích của Nga. Ảnh: Dimitar Dilkoff/AFP

Bên cạnh việc huy động nguồn lực tài chính, UNESCO còn triển khai nhiều sáng kiến nhằm bảo vệ di sản văn hóa Ukraine.

5 biện pháp ngăn chặn thiệt hại

- Cung cấp thiết bị khẩn cấp và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro để bảo vệ tài sản văn hóa.

- Tư vấn các chuyên gia Ukraine về bảo vệ tác phẩm nghệ thuật và cải thiện hệ thống phòng cháy.

- Khởi động dự án kiểm kê và số hóa tài sản văn hóa 3D tại các thành phố Kyiv, Lviv, Odesa và Chernihiv.

- Cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác tái thiết và tăng cường nỗ lực chống buôn bán bất hợp pháp tài sản văn hóa.

- Tổ chức đào tạo và phối hợp giữa cảnh sát và các dịch vụ tư pháp trong khu vực nhằm ngăn chặn hoạt động buôn lậu.

Công cuộc tái thiết di sản văn hóa Ukraine

UNESCO khởi xướng một số dự án củng cố và sửa chữa các di tích bị thiệt hại tại Ukraine, bao gồm ở Odesa tại Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Khảo cổ học và Nhà Nghiên cứu, cũng như tại một số bảo tàng ở Kyiv. Tại Odesa, nơi có trung tâm lịch sử được công nhận là Di sản Thế giới từ tháng 1/2023, UNESCO sẽ lắp đặt mái nhà tạm thời cho Nhà thờ Biến hình (tiếng Anh: Cathedral of the Transfiguration) với sự hỗ trợ từ Ý để bảo vệ khỏi thời tiết xấu trong quá trình tái thiết.

Nâng cao năng lực cho các chuyên gia văn hóa Ukraine

Trong hai năm qua, UNESCO và các đối tác đào tạo hơn 1600 chuyên gia văn hóa. Các học viên đến từ các tổ chức quốc gia và địa phương trên khắp Ukraine, phần lớn chưa từng trải qua các tình huống khẩn cấp trước đây. Khóa đào tạo bao gồm: Đánh giá thiệt hại di sản văn hóa do xung đột; Bảo vệ các bộ sưu tập bảo tàng và các tòa nhà lịch sử; Bảo tồn di sản sống (như âm nhạc, truyền thống,...).

Hỗ trợ đời sống văn hóa

Tổ chức tài trợ chỗ ở cho gần 100 nghệ sĩ lưu vong để họ có thể tiếp tục sáng tác và biểu diễn nghệ thuật. UNESCO cũng đang làm việc để đảm bảo các hoạt động văn hóa vẫn được duy trì tại Ukraine. Mới đây, họ đã trao tài trợ cho 14 dự án nghệ thuật mới trên khắp đất nước.

Để hỗ trợ cộng đồng văn hóa và nghệ thuật Ukraine một cách hiệu quả hơn, UNESCO sẽ mở một trung tâm văn hóa tại thành phố Lviv vào giữa năm 2024. Trung tâm này được tài trợ bởi Tây Ban Nha và sẽ là nơi tổ chức các hoạt động nghệ thuật đa dạng, bao gồm triển lãm, biểu diễn, hội thảo và đào tạo.

Báo cáo của UNESCO là một lời kêu gọi hành động mạnh mẽ đối với cộng đồng quốc tế. Cần có sự chung tay của tất cả mọi người để bảo vệ di sản văn hóa và du lịch của Ukraine, và giúp đất nước này phục hồi.

Theo UNESCO
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.