Vào ‘chiến dịch’ phòng chống COVID-19 sau Tết

0:00 / 0:00
0:00
Ngoài tỉnh Hải Dương đang triển khai giãn cách xã hội trên phạm vi toàn tỉnh, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống COVID-19 trước nguy cơ cao trong bối cảnh người dân trở lại Thủ đô và các địa phương để sinh hoạt, làm việc sau kỳ nghỉ Tết. 
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19.

Trước đó, kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 vào chiều 15/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tất cả các địa phương trên cả nước ta phải tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05 của Thủ tướng Chính phủ mạnh mẽ hơn, cụ thể hơn, linh hoạt hơn trên tinh thần là đẩy mạnh chiến lược phòng, chống dịch, khoanh vùng nhanh, xét nghiệm rộng và nhanh, phong tỏa hẹp, truy vết thần tốc. Cần nhất quán thực hiện một chiến dịch chống dịch hiệu quả, cả về y tế và kinh tế xã hội.

Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, những ngày qua, Bộ Y tế và các địa phương đã rất chủ động, quyết liệt triển khai ngay các hoạt động phòng chống dịch. Tuy nhiên, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh khi hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu “chạy đua với thời gian”

Chiều 16/2, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đi kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tại quận Tây Hồ.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ và đoàn đã kiểm tra khu vực khách sạn Somerset West Point (phường Quảng An, quận Tây Hồ), nơi đang được phong tỏa do phát hiện hai người Nhật Bản mắc COVID-19 là bệnh nhân số 2.229 và bệnh nhân số 2.240 (F1 của bệnh nhân 2.229).

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố, quận Tây Hồ, quản lý khách sạn phải phối hợp chặt chẽ, thực hiện nghiêm quy định về việc phong tỏa, bảo đảm hiệu quả phòng, chống dịch COVID-19 ở mức cao nhất. Trong đó, việc quan trọng hàng đầu là phải khẩn cấp truy vết kỹ càng, xét nghiệm để xác định chính xác bệnh nhân số 2.229 lây từ nguồn nào theo tinh thần “phải chạy đua với thời gian để trả lời những câu hỏi này”.

Thứ hai, phải theo dõi sức khỏe toàn bộ những người liên quan và người lưu trú tại khách sạn đang thực hiện cách ly; bảo đảm thật tốt điều kiện ăn, uống, chăm sóc y tế cho từng trường hợp.

Cũng trong ngày 16/2, Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo về kết luận của Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo tại phiên họp số 90, diễn ra ngày 15/2.

Ban Chỉ đạo thành phố giao các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm việc khai báo y tế đối với các trường hợp từ nơi khác trở về Hà Nội sinh sống, làm việc sau kỳ nghỉ Tết, đặc biệt là các trường hợp trở về từ địa phương có ổ dịch.

Đối với tất cả các trường hợp trở về Hà Nội từ tỉnh Hải Dương, cần phải khai báo y tế theo mẫu in trên giấy, hạn chế ra khỏi nhà nếu không cần thiết, thường xuyên theo dõi sức khỏe và được tổ dân phố, tổ giám sát COVID-19 cộng đồng theo dõi; đối với các trường hợp đã từng đi, đến, về từ huyện Cẩm Giàng từ ngày 15/1 cần lấy ngay mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 và giám sát sức khỏe theo quy định.

Bắt đầu từ 0h ngày 16/2/2021, thành phố chỉ đạo tạm dừng mở cửa đón khách tại các khu di tích, cơ sở tôn giáo; tạm dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, quán cà phê đến khi có chỉ đạo mới của UBND thành phố.

Đối với nhà hàng ăn phục vụ trong nhà, yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 2m giữa người với người hoặc giữ khoảng cách tối thiểu 1m và có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà; trường hợp không đáp ứng đầy đủ việc phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu, cho dừng hoạt động theo thẩm quyền.

Các địa phương cũng thường xuyên kiểm tra việc đóng cửa các quán internet, bar, karaoke, club... theo đúng chỉ đạo của UBND thành phố.

Quảng Ninh có thêm một ca nhiễm mới được cách ly từ sớm

Chiều 16/2, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch, bệnh COVID-19 tỉnh Quảng Ninh thông tin, trên địa bàn tỉnh phát hiện thêm 1 ca nhiễm mới là F1 liên quan đến ổ dịch Hải Dương đã được cách ly tập trung tại Đông Triều từ ngày 16/2.

Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, Quảng Ninh có 60 ca dương tính, trong đó có 55 bệnh nhân đang điều trị tại Quảng Ninh; 2 bệnh nhân đã chuyển Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh; có 3 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn ra viện, đã xuất viện.

Sau kỳ nghỉ Tết, dự kiến lượng người lao động từ các tỉnh khác sẽ trở lại tỉnh Quảng Ninh khá lớn. Tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tự bố trí phương tiện đưa đón người lao động trở lại làm việc và tổ chức làm xét nghiệm COVID-19 cho người lao động của mình. Khi an toàn mới đưa lao động trở lại làm việc.

Ngoài ra, những người dân từ các tỉnh không nằm trong vùng dịch trở lại Quảng Ninh sau Tết sẽ phải có giấy chứng nhận xét nghiệm COVID-19 âm tính trong giai đoạn từ 3-7 ngày trước khi vào tỉnh. Trường hợp không có giấy xét nghiệm phải thực hiện cách ly và theo dõi y tế tại nhà đủ 14 ngày.

Thái Bình chấn chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch

Ngày 16/2, UBND tỉnh Thái Bình ban hành Công văn số 571 về việc chấn chỉnh, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sau Tết Nguyên đán.

Trong đó, đáng lưu ý, UBND tỉnh Thái Bình đã yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, Ban Quản lý khu di tích chấn chỉnh công tác phòng, chống dịch tại các khu di tích lịch sử - văn hóa. Cụ thể, không tổ chức lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao; lập trạm kiểm soát để phân luồng, nhắc nhở du khách đeo khẩu trang, kiên quyết không để những người không đeo khẩu trang vào khu di tích lịch sử - văn hóa; bố trí đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay nhanh ở các nơi thuận tiện cho du khách sử dụng; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo, hướng dẫn các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục phố thông và mầm non xây dựng phương án cụ thể đảm bảo an toàn phòng, chống dịch khi tổ chức dạy học trở lại sau kỳ nghỉ Tết.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện lập danh sách các điểm dừng, đỗ của các tuyến xe khách đường dài; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên các phương tiện, loại hình vận tải; duy trì thực hiện khai báo, ghi nhật ký với tất cả các hành khách...

Bắc Ninh xét nghiệm diện rộng trong cộng đồng

Chiều 16/2, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành công văn yêu cầu các Sở, ngành, địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 khi kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kết thúc.

Tỉnh Bắc Ninh yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan nhà nươc từ tỉnh đến cơ sở không đi tham quan, du lịch, việc riêng ra tỉnh ngoài kể từ ngày 17/2. Những người ra khỏi tỉnh Bắc Ninh nếu quay lại phải thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, phải xét nghiệm COVID-19 và chỉ được đi làm trở lại khi có kết quả xét nghiệm âm tính. Đối với trường hợp không có giấy xét nghiệm, phải thực hiện cách ly và theo dõi y tế tại nhà đủ 14 ngày trước khi được phép đi lại, làm việc.

Cùng với đó, tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh tổ chức cho người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết thực hiện khai báo y tế và cung cấp cho cơ quan y tế địa phương thông tin lịch sử đi lại, tiếp xúc trong thời gian 14 ngày, kể từ ngày đến Bắc Ninh…

Ngoài ra, tỉnh Bắc Ninh tổ chức lấy mẫu để xét nghiệm trên diện rộng trong cộng đồng, trong đó ưu tiên các thành viên trong gia đình có công dân từ các địa phương có dịch bệnh, đặc biệt là tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và thành phố Hà Nội; các chuyên gia, người nước ngoài đang làm việc, sinh sống trên địa bàn tỉnh, xét nghiệm trước đối với các chuyên gia của các nước đang có dịch COVID-19 bùng phát; y, bác sỹ, người lao động trong các bệnh viện, cơ sở y tế; các cán bộ y tế, chiến sĩ Công an, Quân đội và những người đang làm việc tại các chốt kiểm dịch trên địa bàn tỉnh.

Thành phố Hồ Chí Minh giám sát người đến từ vùng dịch

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, Thành phố Hồ Chí Minh dự báo sẽ tiếp nhận rất nhiều người từ các tỉnh, thành phố khác trong cả nước đến để tiếp tục làm việc, học tập. Để chủ động kiểm soát nguy cơ dịch bệnh xâm nhập và hướng đến mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”, ngày 16/2 (tức mùng 5 Tết), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đã triển khai Kế hoạch giám sát người từ vùng có dịch COVID-19 đến thành phố.

Cụ thể, HCDC yêu cầu những người đến từ các vùng dịch trong cả nước đến Thành phố Hồ Chí Minh trong vòng 14 ngày bắt buộc phải thực hiện khai báo y tế. Căn cứ vào tình hình dịch bệnh từng địa phương, HCDC sẽ hướng dẫn người dân các hình thức giám sát y tế cụ thể.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật yêu cầu cách ly hoặc chỉ định xét nghiệm đối với từng đối tượng cụ thể như sau: Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân mắc COVID-19 yêu cầu cách ly tập trung 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân và lấy mẫu xét nghiệm 4 lần. Hình thức giám sát y tế tập trung 14 ngày cũng áp dụng đối với những người từng đi, đến, về các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Những người từng đi, đến, về từ các ổ dịch đang hoạt động hoặc đi qua địa điểm mà Bộ Y tế công bố tự cách ly tại nhà 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm 1 lần. Nếu có dấu hiệu, triệu chứng nghi ngờ bệnh sẽ tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm. Những người từng đi, đến, về từ các địa phương bị phong tỏa, các ổ dịch, các địa điểm mà Bộ Y tế công bố nhưng khi khai báo đã hơn 14 ngày cần tự theo dõi sức khỏe và xét nghiệm khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh.

Bên cạnh khai báo y tế, ngoài yêu cầu cách ly tập trung đối với người đến từ vùng dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật cũng tổ chức lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên đối với hành khách đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng các phương tiện công cộng. Cụ thể, lấy mẫu 10-20% hành khách ngẫu nhiên đến từ các tỉnh, thành có dịch ngay tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Tại Ga Sài Gòn, Bến xe Ngã tư Ga, Bến xe miền Đông cũ, Bến xe miền Đông mới lấy 100 mẫu đơn/ngày/địa điểm…

Theo Chính phủ
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.