Vết sẹo luân hồi (Phần 2)

Rất nhiều câu chuyện về những vết sẹo hay dấu ấn đặc biệt trên cơ thể có liên quan đến những vết thương hay bệnh tật trong tiền kiếp được kể lại như là “bằng chứng” cho sự luân hồi.
Vết sẹo luân hồi (Phần 2)

Những vết sẹo của Corliss

Victor Vincent, một lão ngư dân sống ở Sitka, Alaska, Mỹ, qua đời vào đầu năm 1946 vì bệnh tật. Vốn rất thân thiết với cháu gái, vốn đã lấy chồng mang họ Chotkin, trước khi mất, Victor đã nói cho cô rằng ông sẽ đầu thai làm con trai cô. Victor cũng chỉ hai vết sẹo ở sống mũi và sau lưng, hậu quả của 2 lần phẫu thuật, cho cháu thấy và dặn rằng những đặc điểm này cũng sẽ xuất hiện ở đứa bé chưa ra đời.

Một năm rưỡi sau ngày Victor Vincent chết, vào ngày 15/12/1947, cháu gái ông, bà Chotkin, sinh hạ một đứa con trai đặt tên là Corliss Chotkin Jr. Quả thật, em bé có hai vết sẹo ở lưng và sống mũi y hệt Victor lúc sinh thời.

Ngoài những vết sẹo, Corrliss còn mang nhiều đặc điểm của người ông quá cố như thích chải kiểu đầu đặc trưng của Victor, cho dù mẹ có chải cho kiểu gì đi nữa. Cả Victor lẫn Corrliss đều thuận tay trái, thích bơi lội, thích tàu bè, có khiếu về sửa chữa máy móc, trong khi cha đẻ của Corrliss không hề có năng khiếu này. Còn một điều thú vị nữa, sinh thời Victor nói với cháu gái rằng, khi đầu thai, ông sẽ không còn nói lắp như kiếp sống cũ (một tật mà ông rất ghét mà không thể sửa), nhưng rốt cục thì Corrliss vẫn cứ nói lắp y hệt.

Một người cô của bà Chotkin cũng kể lại, sau khi Victor qua đời, bà có nằm mơ thấy ông trở về sống với nhà Chotkin, dù không hề được bà Chotkin tiết lộ chuyện Victor nói trước sẽ đầu thai. Khi cậu bé Corrliss được 2-3 tuổi, cậu đã nhận ra nhiều người quen cũ của Victor Vincent, trong đó có cả vợ Victor.

Tiến sĩ Ian Stevenson, chuyên gia tâm lý, từng đứng đầu viện nghiên cứu về chuyên ngành này tại Ðại Học Virginia, Mỹ, nhưng sau đó dồn tâm huyết cho việc sưu tầm, nghiên cứu các trường hợp luân hồi, đã đến “khảo sát” trường hợp của Corliss Chotkin Jr. vào năm 1960. Ông cho biết vào thời điểm đó, hai vết sẹo của Corrliss đã mờ dần theo thời gian nhưng vẫn còn rất rõ ràng, đặc biệt là vết sẹo ở sau lưng. Nó rộng khoảng 0,5cm, dài 3 cm, có màu sẫm hơn so với vùng da khác và hơi lồi, xung quanh có nhiều chấm đen giống như vết chỉ khâu quanh vết thương.

Theo lời bà Chotkin kể cho tiến sĩ Ian Stevenson, năm Corrliss hơn 1 tuổi, bà tập cho con nhận biết tên mình, nhưng cậu bé thường cãi một cách nóng nảy: “Mẹ không biết con là ai sao? Con là Kahkody đây”. Đó là cái tên mà bà dùng để gọi Victor Vincent lúc ông còn sống.

Tiến sĩ Ian Stevenson, người đã gặp Corrliss cả thảy 3 lần, cho biết kể từ khi lên 9, cậu bé dần dần ít nói đến tiền kiếp của mình, và đến khoảng năm 1962 thì nhớ rất ít về kiếp trước. Vào năm 1972 trong lần gặp cuối cùng, tiến sĩ nhận thấy Corrliss đã sửa được tật nói lắp. Anh từng tham gia chiến tranh Việt Nam trong đoàn pháo binh, bị điếc một bên do một quả đạn nổ gần, và sau khi về nước đã trở lại sinh sống ở quê nhà Alaska.

Cặp song sinh nhà Pollock

Tháng 5/1057, tại Hexam Northumberland, Anh, một chiếc xe hơi mất lái lao bổ lên vỉa hè đã đâm chết Joanna 11 tuổi, và Jacqueline 6 tuổi. Không chấp nhận nổi việc mất một lúc 2 đứa con gái, John Pollock đinh ninh rằng, chúng nhất định sẽ đầu thai trở lại làm con ông, dù vợ ông, bà Florence, không bao giờ tin điều đó.
Khi bà Florence mang thai vào đầu năm 1958, ông John quả quyết vợ sẽ sinh đôi dù bác sĩ khám lần nào cũng khẳng định chỉ sinh một. Nhưng sự thật là hai bé gái đã cùng ra đời vào ngày 4/10 năm đó, đặt tên là Gillian và Jennifer. Ông Pollock giật mình khi thấy Jennifer cũng có một vết bớt trên trán gần sống mũi, hệt như vết sẹo do ngã của bé Jacqueline đã chết, cũng ở vị trí đó, và cả cũng như Jacqueline, bé Jennifer có một nốt ruồi màu nâu ở vùng thắt lưng trái.
Khi nghiên cứu trường hợp này, tiến sĩ Ian Stevenson đã lấy mẫu xét nghiệm để xác định cặp song sinh này cùng trứng hay khác trứng. Kết quả: hai cô bé được tách ra từ một hợp tử duy nhất, nghĩa là có cùng một “bản sao di truyền”. Thế nhưng, trên người bé Gillian không có vết bớt hay nốt ruồi nào cả, còn 2 dấu hiệu này ở Jennifer thì giống người chị quá cố Jacqueline cả về kích thước, hình dáng lẫn vị trí.
Mặc dù ông bà Pollock không bao giờ nói với các con về những người chị đã chết, nhưng Gillian và Jennifer, trong thời gian từ 2 đến 4 tuổi, lại hay nhắc đến Joanna và Jacqueline. Chúng nhận ra ngay những đồ chơi cũ của hai chị và chơi một cách thành thạo, quen thuộc, dù lần đầu tiên trông thấy. Jennifer cũng dựa dẫm, “bám váy” chị là Gillian như Jacqueline thường ỷ lại vào Joanna trước đây.
Đến tuổi học viết, cô chị Gillian ngay từ lần đầu đã cầm bút thành thạo như người chị đã chết ở tuổi 11, còn Jennifer thì không.
Tiến sĩ Ian Stevenson theo dõi trường hợp này suốt 19 năm và nhận thấy, Gillian và Jennifer quên dần chuyện tiền kiếp, và đến năm 1985 thì hai cô không còn nhắc gì đến nữa.

>>> Xem thêm:

- Chuyện "đầu thai" kỳ lạ ở Việt Nam

- Bí ẩn những đứa trẻ nhớ chuyện kiếp trước

- Vết sẹo luân hồi và sự trở lại của lão bộc trung thành

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.