Vì sao khi về già lông chim không bị bạc?

Lông của các loài chim vẫn không chuyển màu khi chúng già đi do cấu trúc nano đặc biệt của các sợi lông.
Vì sao khi về già lông chim không bị bạc?

Không giống như loài người, khi về già lông của các loài chim hầu như vẫn giữ nguyên màu sắc sặc sỡ ban đầu.

Vì sao khi về già lông chim không bị bạc? ảnh 1

Các nhà khoa học mới phát hiện ra rằng thay vì sử dụng các chất sắc tố, chim đã thay đổi cấu trúc nano của những sợi lông để chúng phản xạ ánh sáng theo những cách khác nhau. Chính điều này đã khiến mỗi loài chim có một bộ lông với những màu sắc sặc sỡ khác nhau.

Tiến sĩ Andrew Parnell, nhà nghiên cứu lý sinh học tại Đại học Sheffield cho biết phát hiện này giúp các nhà khoa học có thể phát minh ra các vật liệu màu tổng hợp và vải vóc mới không bị phai màu theo thời gian.

Vì sao khi về già lông chim không bị bạc? ảnh 2

Cấu trúc đặc biệt của lông chim.

Sau khi sử dụng kỹ thuật X-quang để nghiên cứu các sợi lông của chim giẻ cùi, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những sợi lông chim chuyển màu từ tím sang xanh dương rồi trắng. Chúng được cấu tạo từ một chất sừng xốp.

Mặc dù cấu tạo của tóc và móng tay con người cũng cấu tạo từ chất sừng trên nhưng các sợi lông của chim giẻ cùi có cấu trúc khác.

“Chúng tôi đã phát hiện ra cách thức cấu tạo và phát triển của cấu trúc nano đặc biệt này. Việc điều chỉnh kích thước và mật độ các lỗ khí ở trong các mô xốp chính là nhân tố quyết định màu sắc của lông chim”, tiến sĩ Andrew Parnell nói.

Những lỗ lớn hơn đồng nghĩa với một băng thông ánh sáng lớn hơn được phản chiếu, tạo ra màu lông trắng. Ngược lại, những lỗ nhỏ hơn khiến bước sóng ánh sáng thấp hơn được phản xạ, tạo ra màu lông xanh dương.

Vì sao khi về già lông chim không bị bạc? ảnh 3

Cấu trúc thay đổi dọc theo sợi lông tạo ra nhiều màu sắc rực rỡ.

Dọc theo một sợi tơ của lông, cấu trúc này có thể biến đổi cho phép những sợi lông có nhiều màu sắc và các dạng mẫu phức tạp mà chưa từng xuất hiện trong tóc con người.

Do cấu trúc này sẽ tồn tại suốt cuộc đời con chim nên chúng sẽ không bị bạc lông theo thời gian. Ngược lại, ở tóc người, các sắc tố tạo nên màu tóc sẽ dẫn biến mất theo thời gian, khiến tóc biến thành màu bạc trắng hoặc hoa râm.

Tiến sĩ Adam Washington, nhà vật lý tại Đại học Sheffield, người tham gia nghiên cứu cho biết: “Nghiên cứu này cũng đưa ra câu trả lời cho hiện tượng màu xanh lục cấu trúc không óng ánh lại hiếm có trong tự nhiên. Để tạo ra màu xanh lục cần có một bước sóng hẹp và phức tạp, thứ rất khó tạo ra thông qua việc thao tác các cấu trúc xốp có thể điều hướng được này. Do đó, để giải quyết vấn đề này và tạo ra màu xanh lục của tự nhiên là hòa trộn màu xanh dương cấu trúc giống như của chim giẻ cùi với một chất sắc tố vàng hấp thụ một phần màu xanh dương”.

Danh Tuyên

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.