Vì sao phải yêu cầu hành khách đưa điện thoại về chế độ máy bay?

Trước khi máy bay cất cánh, các hãng hàng không yêu cầu tất cả hành khách đưa điện thoại về chế độ máy bay để làm gì?
Vì sao phải yêu cầu hành khách đưa điện thoại về chế độ máy bay?

Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu thông báo quen thuộc này trên máy bay trước khi cất cánh: “Hãy cài đặt các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động của quý khách về chế độ máy bay”. Nhưng bạn có hiểu được lí do tại sao phi hành đoàn lại yêu cầu làm như vậy?

Vì sao phải yêu cầu hành khách đưa điện thoại về chế độ máy bay? ảnh 1

Vì sao phải đặt điện thoại sang chế độ máy bay? (Ảnh: Alamy)

Suy nghĩ phổ biến nhất là phải đưa điện thoại về chế độ máy bay vì tín hiệu di động có thể gây nhiễu hệ thống điều hướng của máy bay và thậm chí có thể gây ra một vụ rơi máy bay. Liệu điều này có hoàn toàn chính xác?

Phi công Patrick Smith, tác giả cuốn sách Cockpit Confidential (Bí mật trong buồng lái) cho biết, về mặt kĩ thuật thì giải thích này là đúng. Đối với điện thoại di động, ông Smith cho biết, thiết bị này có thể tiềm ẩn gây ra gián đoạn hoạt động của hệ thống điều hướng trên máy bay. Nhưng trong thực tế điều này ít ra ít khi diễn ra.

Vì sao phải yêu cầu hành khách đưa điện thoại về chế độ máy bay? ảnh 2

Trong thực tế, một nửa số hành khách vẫn dùng điện thoại trên máy bay. (Ảnh: Alamy)

Một số nước nghiêm cấm việc sử dụng những thiết bị truyền phát tín hiệu trên các máy bay thương mại. Điện thoại hay máy tính bảng có trang bị dữ liệu di động sẽ kết nối tới các trạm di động dưới mặt đất và luôn cố gắng duy trì kết nối đến những trạm này. Nếu trạm kết nối ở quá xa thì thiết bị sẽ phải tăng cường tín hiệu để giữ kết nối. Quá trình kết nối này có thể gây nhiễu tới hệ thống điều hướng nhạy cảm trên máy bay, gây ra sai số và có thể ảnh hưởng tới chuyến bay, vì thế nhiều nước áp dụng lệnh cấm này.

Tuy nhiên, máy bay ngày nay đã được trang bị công nghệ hiện đại hơn rất nhiều, vì thế chúng ít bị can nhiễu chỉ vì sóng kết nối của điện thoại. Kể cả các thiết bị này có bị ảnh hưởng thì cũng không thể làm máy bay rơi chỉ vì một vài người quên gạt sang chế độ máy bay.

“Có ít nhất một nửa số hành khách vẫn dùng điện thoại trên các chuyến bay”, James cho biết.

Nhưng trong thực tế đã xảy ra ít nhất 2 sự cố máy bay nghiêm trọng liên quan đến điện thoại di động: đầu tiên là vụ rơi máy bay Crossair tại Thụy Sĩ năm 2000, và thứ 2 là vụ rơi máy bay định mệnh tại Christchurch, New Zealand năm 2003.

Tóm lại, về mặt kĩ thuật, điện thoại di động có khả năng gây can nhiễu cho hệ thống điều hướng trên máy bay, nhưng chỉ ở mức độ rất nhỏ.

Hoàng Trang

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh hoạ.
TP Hồ Chí Minh: Hướng dẫn chi tiết lịch thi vào lớp 10
(Ngày Nay) - Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh vừa công bố lịch thi lớp 10 năm học 2025-2026. Thí sinh dự tuyển lớp 10 năm học 2025 - 2026 sẽ thực hiện 3 bài thi, gồm: Ngữ văn, toán và ngoại ngữ (ngoại ngữ 1 đang học tại trường).
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.