Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G

(Ngày Nay) - Mới đây, Viettel đã trở thành hãng viễn thông thứ sáu trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G, sau các "ông lớn" của thế giới như Nokia, Huawei, Samsung, Ericsson và ZTE.
Hai Bộ trưởng đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G. Ảnh: Viettel.
Hai Bộ trưởng đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G. Ảnh: Viettel.
Trong ngày 17/1, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cùng Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã có buổi làm việc, kiểm tra công tác nghiên cứu sản xuất thiết bị mạng 5G của Viettel, báo Kinh tế & Đô thị đưa tin.
Hai Bộ trưởng đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm.
Thiết bị gNode 5G được đội ngũ kỹ sư của Viettel phát triển trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 9/2019) với nền tảng kinh nghiệm từ quá trình tự nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng BTS cho 4G - eNodeB và quá trình nghiên cứu tiền khả thi 5G.

“Đến lúc này, tôi có niềm tin khá vững chắc tuyên bố của Thủ tướng trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi rằng năm 2020 Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam. Hôm nay chúng ta có niềm tin đó. Với những gì Viettel đã làm được, dân tộc ta có thể tự hào rằng Việt Nam sánh bước với những quốc gia hàng đầu thế giới”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Đáng chú ý, trong số 6 hãng viễn thông làm chủ công nghệ 5G thì chỉ có duy nhất Viettel vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng sản xuất các thiết bị mạng.

Viettel cho hay việc tự thiết kế và sản xuất thiết bị 5G sẽ giúp nhà mạng này chủ động trong việc triển khai 5G cho mạng di dộng của mình và các dịch vụ gia tăng đi kèm, nhằm tạo ra những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

Viettel đặt mục tiêu đến tháng 6 sẽ thương mại hóa cục bộ 5G Microcell và đến tháng 6/2021 sẽ thực hiện thương mại hóa 5G trên toàn mạng lưới, theo Zing.vn.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).