Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận phát triển bền vững và đang tích cực tiếp cận theo hướng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận phát triển bền vững

Sáng 7/10, tại phiên họp trực tuyến cấp Bộ trưởng, Diễn đàn Bộ trưởng và Nhà chức trách Môi trường châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận phát triển bền vững, tích cực theo hướng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Phiên họp tập trung vào các nội dung: Đối thoại cấp cao về tăng cường hành động vì thiên nhiên để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; Báo cáo của các quan chức cấp cao và kết quả dự kiến và thông qua các kết quả của Diễn đàn Bộ trưởng và Nhà chức trách Môi trường châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 4.

Phát biểu tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết: Diễn đàn và Hội nghị Đại hội đồng môi trường của Liên hợp quốc lần thứ 5 (UNEA5) cùng các sự kiện COP26 UNFCCC và COP15 CBD diễn ra trong bối cảnh trái đất - ngôi nhà chung đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất và có tính sống còn từ trước đến nay do khủng hoảng khí hậu, môi trường, sinh thái tự nhiên và đặc biệt là đại dịch COVID-19.

Đây là hệ quả của mô hình phát triển thiếu bền vững của con người và mọi quốc gia, dân tộc đều đang bị "đe dọa". Không gian sinh tồn của con người gắn liền với thiên nhiên, sức khỏe của thiên nhiên chính là sức khỏe của con người nhưng con người đang hủy hoại thiên nhiên bằng nhiều hình thức, từ khai thác đến bóc lột quá mức, không bền vững, thiếu trách nhiệm trong một thời gian dài để phục vụ các mục đích kinh tế.

Do đó, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng đã đến lúc phải đưa vấn đề phục hồi tự nhiên và các hệ sinh thái là nội dung hàng đầu trong chương trình nghị sự của các diễn đàn ngoại giao, chính trị, kinh tế; là tiêu chí và tiêu chuẩn đạo đức trong ứng xử với thiên nhiên, ở mọi cấp từ lãnh đạo cao nhất cho đến mọi người dân.

Việt Nam lựa chọn cách tiếp cận phát triển bền vững và đang tích cực tiếp cận theo hướng chuyển đổi mô hình kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn. Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đang tạo ra những thay đổi cơ bản từ nhận thức, tư duy đến hành động trong mối quan hệ với tự nhiên, xác định nền tảng phát triển bền vững phải dựa trên sự phát triển cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và dựa trên sự tôn trọng các quy luật của nền tảng tự nhiên.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã gửi thông điệp kêu gọi các nước thống nhất trong tư duy, nhận thức về những vấn đề liên quan đến khủng hoảng biến đổi khí hậu, sụp đổ hệ sinh thái. Bên cạnh các công cụ chính sách và pháp luật về môi trường, các vấn đề về biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường cần phải được đưa thành các tiêu chí không thể thiếu và mang tính quyết định trong các chính sách kinh tế, cụ thể là trong các quyết định đầu tư của từng dự án và chiến lược phát triển từ ở cấp địa phương; sử dụng các giải pháp toàn diện, đồng bộ, kết hợp các công cụ chính sách, tài chính, khoa học và công nghệ… cho các hành động vì thiên nhiên thông qua đẩy mạnh chuyển đổi mô hình kinh tế sinh thái và kinh tế tuần hoàn trên cơ sở đầu tư vào vốn tự nhiên, cân bằng với tự nhiên để thay thế cho mô hình chủ yếu dựa vào khai thác và bóc lột thiên nhiên hiện nay.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh: Trước các thách thức mang tính sống còn, cần tạo ra những thay đổi mang tính cách mạng về nhận thức từ cấp cao nhất cùng với sự đoàn kết và chung tay hành động một cách mạnh mẽ, khẩn cấp ở tất các các quốc gia và mọi thành phần bao gồm các nhà quản lý, nhà khoa học, các định chế về tài chính và khối doanh nghiệp...

Tại phiên họp, các Bộ trưởng và Trưởng đoàn công tác đã xem xét dự thảo Báo cáo của các quan chức cấp cao và dự thảo kết quả cấp Bộ trưởng để thông qua các nội dung về quan điểm chính sách và cam kết ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm giải quyết chủ đề “Tăng cường hành động vì thiên nhiên để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.