Việt Nam tham gia thảo luận tại Khóa họp thứ 46 Hội đồng Nhân quyền LHQ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Từ ngày 1 - 5/3, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) tiếp tục chương trình làm việc tuần thứ hai của Khóa họp thường kỳ lần thứ 46, với các phiên thảo luận chung và các thảo luận chuyên đề về thúc đẩy các quyền dân sự, chính trị và các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có đảm bảo quyền văn hóa, quyền trẻ em và quyền của người khuyết tật.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Ảnh: Tố Uyên/PV TTXVN tại Geneva
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. Ảnh: Tố Uyên/PV TTXVN tại Geneva

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các phiên thảo luận đối thoại với chuyên gia LHQ phụ trách các lĩnh vực được HĐNQ giao, như chống buôn bán và lạm dụng trẻ em, quyền lương thực, quyền của người khuyết tật trong tham gia thể thao, tự do tôn giáo và tín ngưỡng, quyền văn hóa… Các phiên thảo luận này được tổ chức bằng hình thức trực tuyến, thu hút sự tham gia của đông đảo các quốc gia và tổ chức quốc tế như UN Women, UNICEF, UNESCO...

Tham gia thảo luận, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã nêu rõ các chủ trương, chính sách cũng như những nỗ lực và thành tựu của Chính phủ Việt Nam trong thúc đẩy quyền con người, trong đó có quyền trẻ em, quyền của người khuyết tật, quyền văn hóa và quyền lương thực tại Việt Nam.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai khẳng định trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp, việc Việt Nam kiểm soát và ứng phó với COVID-19 thành công, duy trì tăng trưởng kinh tế cao so với mặt bằng chung của thế giới và ưu tiên hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương trong xã hội đã thể hiện rõ rệt sự đúng đắn, hiệu quả của các chính sách của Chính phủ Việt Nam và các cam kết của Việt Nam theo các công ước quốc tế trong lĩnh vực nhân quyền mà Việt Nam đã tham gia.

Bên cạnh đó, phát biểu của Việt Nam tại các Phiên thảo luận chuyên đề tuần qua tại HĐNQ nhấn mạnh việc thực thi nhất quán và thành tựu nổi bật của Việt Nam về đảm bảo quyền trẻ em trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), quyền của người khuyết tật trong tham gia thể thao, quyền lương thực, và quyền văn hóa.

Phát biểu của Việt Nam nêu rõ, việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, trong đó có quyền văn hóa, quyền lương thực trong bối cảnh đại dịch đã đóng góp tích cực động viên tinh thần người dân và nâng cao hiệu quả phòng chống đại dịch COVID-19.

Cùng với kiểm soát tốt đại dịch và thúc đẩy phục hồi hậu đại dịch, Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện thể thao thường niên - giải thể thao người khuyết tật năm 2020 (tháng 12/2020), và đang tích cực chuẩn bị cho Đại hội thể thao người khuyết tật Đông Nam Á tại Việt Nam dự kiến vào tháng 12/2021.

Tại phiên thảo luận chung, đoàn Việt Nam đã kêu gọi các quốc gia và HĐNQ tăng cường hợp tác và đối thoại để thúc đẩy thực chất quyền con người trên thực tế thay vì đưa ra các chỉ trích nhằm vào các quốc gia cụ thể dựa trên các thông tin thiếu chính xác và chưa được kiểm chứng đầy đủ. Bên cạnh đó, đoàn Việt Nam cùng các nước ASEAN có phát biểu chung của ASEAN tại Phiên thảo luận về quyền của người khuyết tật trong tham gia thể thao, trong đó nêu bật nỗ lực của các nước ASEAN đã liên tục tổ chức nhiều kỳ Đại hội Thể thao người khuyết tật Đông Nam Á (ASEAN Para Games) để thúc đẩy tinh thần đoàn kết, thể thao cao thượng và phát huy các giá trị nhân văn đối với người khuyết tật trong khu vực.

Khóa họp thường kỳ lần thứ 46 HĐNQ tại Geneva được tổ chức từ ngày 22/2 đến 23/3/2021, dự kiến sẽ xem xét thông qua khoảng 30 đến 40 dự thảo nghị quyết.

Theo TTXVN
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.