Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu

(Ngày Nay) - Một biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và Haute-Provence vừa được ký kết tại thành phố Digne-les-Bains, thủ phủ tỉnh Alpes-de-Haute-Provence (miền Nam nước Pháp).
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và Haute-Provence, tại thành phố Digne-les-Bains, thủ phủ tỉnh Alpes-de-Haute-Provence (miền Nam nước Pháp).
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa hai Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và Haute-Provence, tại thành phố Digne-les-Bains, thủ phủ tỉnh Alpes-de-Haute-Provence (miền Nam nước Pháp).

Sự kiện này diễn ra sau khi Non Nước Cao Bằng được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu, trong khuôn khổ phiên họp lần thứ 204 tại Paris của Hội đồng chấp hành UNESCO.

Đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng, do ông Hoàng Xuân Ánh, Chủ tịch UBND tỉnh và Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Công viên địa chất (CVĐC) dẫn đầu, đã có chuyến thăm quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm bảo tồn và khai thác hiệu quả di sản thiên nhiên của Ban quản lý công viên Haute-Provence.

Theo ông Ánh, việc được công nhận là thành viên của Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu của UNESCO sẽ mở ra những cơ hội mới thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Cao Bằng. Tỉnh đã xác định du lịch là mục tiêu mũi nhọn, đặc biệt du lịch sinh thái, văn hóa và cộng đồng.

Ông Ánh nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của hợp tác song phương, vì du lịch sinh thái và cộng đồng đang là thế mạnh của vùng CVĐC Haute-Provence. Trong khi đó, Cao Bằng thiếu kinh nghiệm về khai thác nguồn di sản thiên nhiên hướng tới sự phát triển bền vững.

Đoàn đại biểu tỉnh Cao Bằng đã đi thăm các địa danh du lịch nổi tiếng nằm trong địa giới CVĐC Haute-Provence. Đây là CVĐC toàn cầu đầu tiên trên thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2000, trải dài trên địa phận 60 xã của tỉnh Alpes de Haute-Provence, được coi là hình mẫu cho sự bảo tồn và phát huy giá trị các CVĐC trên toàn thế giới.

Các con đường di sản

Haute-Provence là nơi "lưu giữ ký ức" của 300 triệu năm lịch sử của Trái đất. Nhiều di tích khảo cổ được giới thiệu với du khách như vách đá vỏ ốc cúc khổng lồ, xương khủng long biển Ichthyosaure, dấu vết chân chim hóa thạch… Những vách núi đá dựng đứng với dòng sông cuộn trào bên dưới gây ấn tượng mạnh và khó quên. Hình ảnh con ốc cúc đá đã được chọn làm biểu tượng của CVĐC toàn cầu này.

Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 1Vách đá vỏ ốc cúc khổng lồ, gồm 1.550 cá thể hóa thạch có tuổi đời hơn 200 triệu năm.

Haute-Provence cũng là vùng đất của "nguồn cảm hứng", nơi nghệ thuật đương đại được sáng tác gắn liền với cảnh quan thiên nhiên. Một dự án con đường nghệ thuật quy mô lớn đã được triển khai từ năm 2000, giúp du khách khám phá những di sản văn hóa trường tồn trong thiên nhiên cũng như trong các công trình lịch sử, các thành lũy cổ có tuổi đời hàng thế kỷ.

Người dân Haute-Provence tự hào với những di sản phi vật thể của vùng đất này. Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên, cùng với kỹ năng gia truyền, các ngành nghề sản xuất truyền thống phát triển không ngừng. Các trang trại sản xuất mật ong và dầu ô-liu, các cánh đồng bạt ngàn hoa oải hương cùng các cơ sở chiết xuất tinh dầu oải hương, các ngôi làng gốm sứ đã trở thành những địa điểm dừng chân không thể thiếu trong hành trình khám phá CVĐC.

Một điểm đặc biệt dẫn đến thành công trong khai thác du lịch văn hóa và cộng đồng tại Haute-Provence là sự gắn kết chặt chẽ với người dân địa phương, những đối tác của CVĐC. Hàng loạt các bảo tàng tư nhân được thành lập với sự tư vấn của Ban quản lý CVĐC và hoạt động hiệu quả với lượng khách duy trì đều đặn.

Tại bảo tàng làng La Javie, du khách có thể khám phá đời sống thường nhật của dân làng từ cách đây cả thế kỷ. Lớp học, cửa hiệu tạp hóa, cửa hàng may đo, nội thất và các dụng cụ lao động của một gia đình nông dân Pháp được trưng bày sống động và bắt mắt. Tại bảo tàng hoa oải hương, lịch sử các vùng đất trồng hoa cũng như các dụng cụ chiết xuất tinh dầu được giới thiệu chi tiết và hấp dẫn khách thăm quan.

Đến nay, Pháp đã có 7 thành viên trong Mạng lưới các CVĐC toàn cầu UNESCO. Tuy vậy, Haute-Provence vẫn luôn là công viên mẫu trong việc xây dựng và khai thác thành công 5 tuyến du lịch khám phá vùng đất và con người địa phương, gắn bảo tồn với phát triển bền vững.

Bà Patricia Granet, thị trưởng thành phố Digne-les-Bains, nhấn mạnh số lượng du khách đã tăng rõ rệt từ khi Haute-Provence được công nhận là CVĐC toàn cầu. Bà hy vọng tỉnh Cao Bằng sẽ tiếp thu được nhiều kinh nghiệm quản lý để có thể bảo tồn di sản đã được thiên nhiên ưu ái trao tặng, đồng thời khai thác hợp lý để phát triển đời sống kinh tế-xã hội cho nhân dân trong địa giới CVĐC Non Nước nói riêng, và cho cả tỉnh Cao Bằng nói chung.

Dưới đây là một số hình ảnh tại CVĐC toàn cầu Haute-Provence:

Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 2

Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 3

Những vách núi đá dựng đứng với dòng sông cuộn trào bên dưới gây ấn tượng mạnh và khó quên.

Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 4Haute-Provence cũng là vùng đất của "nguồn cảm hứng", nơi nghệ thuật đương đại được sáng tác gắn liền với cảnh quan thiên nhiên.
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 5
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 6
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 7Ngôi làng cổ bên vách núi rất được du khách yêu thích.
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 8
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 9Một bảo tàng về nghề nông.
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 10
Việt Nam và Pháp hợp tác bảo tồn, phát triển công viên địa chất toàn cầu ảnh 11Tại làng gốm sứ Moustier, mỗi cửa hàng là một bảo tàng mini nơi du khách có thể khám phá lịch sử nghề truyền thống này.

Theo Báo Tin tức

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.