Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy 'niềm tin chính trị chung'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trung Quốc và Việt Nam nỗ lực nâng quan hệ lên một tầm cao mới, khẳng định "niềm tin chính trị chung chống lại quyền lực bên ngoài gieo rắc bất hòa", đó là lời bình của tờ Thời báo Hoàn cầu nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Bắc Kinh.
Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy 'niềm tin chính trị chung'

Tuân thủ đường lối chính trị đúng đắn

Đầu tuần này, Trung Quốc và Việt Nam nhất trí tăng cường giao tiếp chiến lược, nâng cao sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, ứng xử đúng đắn trước những khác biệt nhằm đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện trong kỷ nguyên mới lên một tầm cao mới, bài xã luận được đăng trên trang chủ tờ Thời báo Hoàn Cầu cho biết.

Trong chuyến thăm lần này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng, hai nhà lãnh đạo đã chứng kiến ​​việc ký kết một loạt văn bản hợp tác trên nhiều lĩnh vực, thể hiện sự tin cậy chính trị ở mức độ cao và đặt nền tảng cho việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương trong tương lai, trong bối cảnh môi trường quốc tế ngày càng phức tạp.

Trong cuộc gặp, ông Tập nói rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên ông gặp sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc và đây cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng sau Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, điều này cho thấy hai nhà lãnh đạo rất chú trọng quan hệ hai nước, hai Đảng.

Ông Tập cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc và Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức mới, ông sẵn sàng cùng người đồng cấp trao đổi sâu sắc về xây dựng xã hội chủ nghĩa và phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí không ngừng thúc đẩy hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, điều chỉnh chiến lược phát triển và thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như y tế và chăm sóc sức khỏe, phát triển xanh, kinh tế số và biến đổi khí hậu.

Đối với sự nghiệp của chủ nghĩa xã hội và quan hệ Trung Quốc - Việt Nam, việc tuân thủ đường lối chính trị đúng đắn là điều tối quan trọng, tờ Thời báo Hoàn cầu dẫn lời ông Tập.

“Các đảng cộng sản Trung Quốc và Việt Nam phải… nỗ lực hết sức để thúc đẩy hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, không bao giờ để bất kỳ ai cản trở sự tiến bộ của chúng ta và không bao giờ để bất kỳ thế lực nào làm lung lay nền tảng thể chế của sự phát triển của chúng ta", lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố.

Xây dựng chuỗi cung ứng ổn định

Trong khi đó, tờ Bưu điện Nam Hoa Buổi sáng tại Hong Kong lại chú ý tới các triển vọng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc trong kỷ nguyên mới.

Trong cuộc gặp, ông Tập nói với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng Trung Quốc khuyến khích các công ty công nghệ đầu tư vào Việt Nam và cũng thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, phát triển xanh, nền kinh tế kỹ thuật số và biến đổi khí hậu.

“Trung Quốc sẵn sàng đẩy nhanh việc liên kết các chiến lược phát triển với phía Việt Nam, thúc đẩy kết nối giữa hai nước và cùng nhau xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng chuỗi công nghiệp ổn định”, ông Tập khẳng định.

Cụ thể, Trung Quốc coi ASEAN là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao láng giềng và là khu vực then chốt trong hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao, đồng thời coi trọng vai trò của Việt Nam trong ASEAN.

Trong khi đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam sẵn sàng hiệp lực hơn nữa "Hai hành lang và một vòng tròn kinh tế" và Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI).

"Một trọng tâm trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hợp tác kinh tế và thương mại, vì thị trường rộng lớn của Trung Quốc mang lại cơ hội to lớn cho các ngành công nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp và thủy sản", nhà nghiên cứu Sun Xiaoying từ Học viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, nhận định.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong khối ASEAN. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch khoảng 55,9 tỷ USD, tăng 37 lần so với năm 2002.

Trước chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trung Quốc và Việt Nam đã tổ chức cuộc họp lần thứ 11 của Ủy ban Hợp tác Kinh tế và Thương mại Trung Quốc - Việt Nam vào tháng 10, trong đó hai nước đã trao đổi quan điểm về hợp tác trong thương mại, đầu tư và chuỗi công nghiệp, đồng thời đạt được đồng thuận trong một số lĩnh vực kinh tế và thương mại của khu vực.

Vấn đề Biển Đông và an ninh quốc tế

Theo Thời báo Hoàn cầu, Việt Nam không chỉ là thành viên chủ chốt của ASEAN mà còn là nền kinh tế quan trọng tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Vì vậy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nhu cầu tăng cường quan hệ song phương vì hai nước coi nhau là những đối tác chiến lược quan trọng để thúc đẩy hơn nữa phục hồi và hội nhập kinh tế khu vực, đặc biệt khi thế giới đang ở trong tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng.

Cũng theo các nhà phân tích Trung Quốc, truyền thông phương Tây đang muốn so sánh hai nước và "dường như háo hức thổi phồng các chủ đề 'Made in Vietnam' thay thế cho 'Made in China' trong những năm gần đây"

"Trung Quốc không bao giờ coi sự phát triển của Việt Nam hay các nước khác là một mối đe dọa và cũng không bao giờ có kế hoạch kìm hãm sự phát triển của các nước khác, giống như những gì Mỹ đang làm với Trung Quốc vào thời điểm hiện tại. Mục đích hiện đại hóa của Trung Quốc nhắm tới quan hệ đôi bên cùng có lợi với các nước hiện đại hóa khác, vì vậy Trung Quốc sẽ không kiềm chế mà giúp các đối tác như Việt Nam thực hiện tốt hơn các mục tiêu hiện đại hóa và phát triển của họ", tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh.

Cũng theo tờ báo của Trung Quốc, vẫn còn những tồn đọng chưa được giải quyết giữa Trung Quốc và Việt Nam, bao gồm tranh chấp Biển Đông và những vấn đề liên quan đến trò chơi địa chính trị của các cường quốc, điều chỉnh chuỗi cung ứng toàn cầu và mở cửa sau COVID-19.

Tại cuộc tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng, ông Tập cũng cho biết hai nước nên tăng cường trao đổi về quản trị và duy trì liên lạc quân sự và hợp tác về thực thi pháp luật để “duy trì an ninh chính trị và ổn định xã hội của nhau”.

Các nhà phân tích cho biết, hai bên cũng đang tăng cường trao đổi thông tin về việc xử lý các tranh chấp nhằm nâng cao hơn nữa sự tin cậy lẫn nhau, điều này sẽ giúp cải thiện quan hệ song phương và duy trì hòa bình và ổn định khu vực, các nhà phân tích cho biết.

"Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thu được nhiều thành quả đáng mừng, với việc ký kết các văn kiện hợp tác trong nhiều lĩnh vực" theo ông Xu Liping, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc. "Trong những năm qua, Việt Nam đã đóng một vai trò quan trọng hơn trong ASEAN, và mối quan hệ tốt đẹp hơn giữa Trung Quốc và Việt Nam sẽ không chỉ mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước, mà còn giúp phục hồi kinh tế ở châu Á, đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ và các thế lực bên ngoài ngày càng can thiệp nhiều hơn".

Đầu tuần này, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba mô tả chuyến đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là “chuyến thăm rất quan trọng vào thời điểm quan trọng”, khi hai nước bước vào một giai đoạn phát triển xã hội chủ nghĩa mới.

“Hai nước từ lâu đã kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau vì sự nghiệp độc lập dân tộc và giải phóng dân tộc, hun đúc nên tình hữu nghị đặc biệt 'đồng chí và huynh đệ', giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong việc đẩy mạnh xây dựng xã hội chủ nghĩa, cùng nhau tiến lên", ông Hùng Ba viết trên tờ Nhân dân Nhật báo.

Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
Chủ tịch nước Lương Cường kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời thủ đô Lima, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình dương (APEC) 2024 theo lời mời của Tổng thống Peru Dina Boluarte.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.