Vĩnh Long có thêm một Di sản phi vật thể quốc gia là nghề làm tàu hũ ky

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có 2 di sản phi vật thể được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội Lăng Ông Thống chế Điều bát Nguyễn Văn Tồn và Làng nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh.
Vĩnh Long có thêm một Di sản phi vật thể quốc gia là nghề làm tàu hũ ky

Chiều 3/4, tại thị xã Bình Minh, UBND tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ công bố quyết định Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề làm tàu hũ ky xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh”.

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long, nghề làm tàu hũ ky tại xã Mỹ Hòa được khởi nguồn từ nghề gia truyền của người Hoa từ đầu thế kỷ XX.

Năm 1912, ông Châu Xường cùng vợ và hai người con bắt đầu nghề làm tàu hũ ky. Dần dần, người dân trong xóm theo nghề và sản phẩm làm ra được bán khắp vùng. Từ đây, xã Mỹ Hòa hình thành làng nghề truyền thống làm tàu hũ ky. Hiện tại, làng nghề tàu hũ ky Mỹ Hòa có 33 hộ, mỗi ngày sản xuất khoảng 3 tấn sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Quyên Thanh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long cho biết: “Nghề làm tàu hũ ky là một di sản có đầy đủ các tiêu chí mang tính đại diện, thể hiện bản sắc của địa phương, cộng đồng mà còn là minh chứng cho tình yêu, sự trân trọng giá trị lao động, ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa và tinh thần đoàn kết, tương trợ mang tính cộng đồng trong lao động của người dân tỉnh Vĩnh Long".

Trước đó, ngày 4/8/2022, “Nghề làm tàu hũ ky, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Minh” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 1832/QĐ-BVHTTDL.

Xóm Mồ Côi - Cái nôi cách mạng phố Hội
Xóm Mồ Côi - Cái nôi cách mạng phố Hội
(Ngày Nay) - Giữa những cánh đồng lúa xanh mướt ở phố Hội có một xóm nhỏ với cái tên mang nhiều nỗi buồn man mác, nơi đây từng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước thời kháng chiến và bây giờ vươn lên làm điển hình cho du lịch địa phương.
Bài viết trên ấn phẩm điện tử của Thông tấn xã Lào (KPL). Ảnh: TTXVN
Truyền thông Lào ca ngợi Đại thắng mùa Xuân 1975
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ấn phẩm điện tử các cơ quan báo chí lớn ở Lào như Thông tấn xã Lào (KPL) hay Báo Pasaxon - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đều đã đăng tải các bài viết ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam.
Mong ước của Bác Hồ về ngày vui thống nhất đất nước
Mong ước của Bác Hồ về ngày vui thống nhất đất nước
(Ngày Nay) - Trong Di chúc thiêng liêng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”. Đó vừa là dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vừa là niềm mong ước lớn lao của Người về thắng lợi của cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn quảng cáo của VNPAY bị chỉ trích dữ dội. Ảnh: Internet.
VNPAY của ai?
(Ngày Nay) - Màn quảng bá thương hiệu lố bịch của VNPAY trong buổi tổng duyệt trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái (drone) chào mừng Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vấp phải chỉ trích gay gắt từ dư luận.
Hà Nội còn 126 xã, phường đảm bảo tầm nhìn dài hạn
Hà Nội còn 126 xã, phường đảm bảo tầm nhìn dài hạn
(Ngày Nay) - Theo Ban Pháp chế HĐND TP Hà Nội, 126 đơn vị hành chính cấp xã dự kiến được thành lập, nhằm đảm bảo có sự kết hợp hài hòa giữa kế thừa, ổn định với đổi mới phát triển và có tầm nhìn dài hạn.
Hình ảnh người mẹ Việt Nam Anh hùng được tái hiện rõ nét, đầy xúc cảm trong từng tiết mục biểu diễn.
“Ngày hội Non sông” – Tri ân bà mẹ Việt Nam Anh hùng qua nghệ thuật Xiếc
(Ngày Nay) - Diễn ra từ ngày 26/4 - 4/5/2025 tại Rạp Xiếc Trung ương (Hà Nội), “Ngày hội Non sông” là sự kiện nghệ thuật đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bằng ngôn ngữ Xiếc giàu cảm xúc, chương trình không chỉ tái hiện những khoảnh khắc lịch sử hào hùng mà còn tôn vinh hình ảnh người mẹ Việt Nam Anh hùng – biểu tượng bất diệt của lòng yêu nước, sự hy sinh và tinh thần đoàn kết.