Chị Ánh trú tại Hà Đông, Hà Nội bị một chiếc mụn rộp nước ở miệng rất khó chịu. Ban đầu chị tưởng đó chỉ là nhiệt miệng nên mua thuốc nhiệt miệng về bôi tuy nhiên càng bôi càng không đỡ. Chị Ánh đi khám bệnh ở bệnh viện da liễu.
Vừa mua phiếu khám, bác sĩ đã hỏi chị “có quan hệ tình dục bằng miệng không vì nghi đây là bệnh xã hội lây qua đường tình dục”. Nghe đến bệnh xã hội đã nhiều, chị Ánh cho biết mình không ân ái bằng miệng. Bác sĩ giới thiệu chị sang khoa laser để đốt.
Tuy nhiên, chị Ánh đã không đến khoa laser mà tìm chồng để hỏi cho ra nhẽ. Chị Ánh phi thẳng xe đến cơ quan chồng rồi gọi điện cho anh ra để truy vấn anh. Chồng chị không hiểu gì, anh ta cứ dơ tay lên trên như chịu trận.
Công việc đang bận, anh bảo vợ về nhà, chiều anh về rồi nói chuyện. Từ lúc 10 trưa đến chiều anh về nhà, chị khủng bố anh bằng một loạt tin nhắn đổ lỗi anh đi “bóc bánh” bên ngoài mang bệnh về nhà cho vợ.
Đang yên, đang lành bị vợ đổ cho tội ngoại tình, anh cũng chẳng vừa ba máu, sáu cơn nhận hết trách nhiệm về mình nhưng thực chất anh chẳng biết “ngoại tình” là gì.
Thậm chí, mấy gã cơ quan thi thoảng rủ anh đi đổi gió anh còn từ chối vì nghĩ đến bệnh tật giờ nhiều cũng ghê ghê.
U nhày có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng nhưng gặp nhiều nhất ở môi dưới. (Ảnh minh họa).
Vì phút tức giận, anh nhận hết chuyện vợ anh nghi ngờ là có thật khiến không khí gia đình thêm nặng nề. Vợ anh còn gọi điện cho cả bố mẹ hai bên khóc thút thít vì chồng lăng chạ bên ngoài.
Để giải thích mọi chuyện, cả gia đình ngồi họp nhau lại và quyết định vợ chồng chị Ánh cùng nhau đến bệnh viện khám một lần nữa xem cái mụn kia là cái gì, có phải là bệnh xã hội không.
Ngày hôm sau, vợ chồng chị Ánh đến bệnh viện khám lại. Bác sĩ chẩn đoán hạt cơm ở miệng nên bảo chị đi laser.
Hai vợ chồng cùng đi laser bác sĩ cho biết đây là một dạng u nhầy lành tính do tổn thương tuyến nước bọt. Lúc này, chị Ánh ngỡ ngàng hỏi có phải là bệnh xã hội không thì câu trả lời là không đây chỉ là u nhầy và đốt laser là hết.
Lúc này, chị Ánh thấy xấu hổ với chồng, nếu hôm trước chị cứ đi khám và hỏi bác sĩ kỹ hơn có lẽ không xảy ra cơ sự này. Còn chồng chị, được một phen toát mồ hôi hạt phải giải thích với đại gia đình khi tự nhiên vợ cài cho cái án “ngoại tình”.
Tìm hiểu về “u nhày”
Theo bác sĩ Nguyễn Thành – Nguyên trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Da liễu Trung ương, u nhầy ở niêm mạc miệng là 1 tổn thương lành tính thường gặp vùng khoang miệng.
Nguyên nhân xuất hiện u nhầy là do tuyến nước bọt bị tổn thương hoặc bị tắc nghẽn. U nhầy có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào nhưng tập trung chủ yếu ở người trẻ nhất là trẻ em từ 10 tuổi trở lên.
U nhầy có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong khoang miệng nhưng gặp nhiều nhất ở môi dưới. Đôi khi u gây khó chịu nên người bệnh thường cắn vào u càng làm cho u tổn thương và phát triển nhiều hơn.
Bình thuờng trong miệng có nhiều tuyến nước bọt. Những tuyến nước bọt này có nhiệm vụ tiết ra nước bọt, đi theo những ống tuyến nhỏ vào khoang miệng giúp làm sạch miệng, đồng thời làm ướt và tiêu hóa 1 phần thức ăn.
Khi những ống tuyến này bị cắt ngang do chấn thương hoặc bị tắc nghẽn sẽ có sự thoát ra hoặc ứ đọng chất nhầy, hình thành bể chứa chất nhầy. Các bể chứa chất nhầy được bao bọc bởi mô xung quanh hình thành u nhầy.
Để điều trị u nhày, hiện nay có thể phẫu thuật cắt bỏ hoặc laser nhưng biện pháp nào thì tỷ lệ tái phát cũng rất cao. Bác sĩ khuyên khi có những tổn thương không phải nhiệt miệng cần đi kiểm tra vì có thể có các bệnh lý khác kèm theo.
P.V