VPBank lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Lãi thuần quý II/2021 của VPBank có tới 1/7 từ đầu tư chứng khoán, tăng 13 lần so với cùng kỳ năm trước.
VPBank lãi lớn trong 6 tháng đầu năm 2021

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank –VPB) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý II/2021 với lợi nhuận sau thuế đạt 4.016 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021, nhà băng này báo lãi sau thuế 7.218 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập lãi thuần quý II/2021 của VPBank trong kỳ đạt 9.231,8 tỷ đồng, tăng 19,9% so với cùng kỳ năm 2020. Lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư đạt 1.390,3 tỷ đồng, tăng 13 lần so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động dịch vụ cũng đem về cho VPBank khoản lãi 1.084,9 tỷ đồng trong quý II/2021, tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận quý II/2021 của VPBank tăng trưởng chủ yếu đến từ thu nhập lãi thuần, hoạt động dịch vụ và lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của VPBank trong quý II/2021 đạt 4.199 tỷ đồng, tăng 1,54 lần. Luỹ kế nửa đầu năm 2021, chỉ tiêu này của VPBank đạt 8.652 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của VPBank đạt 451.767 tỷ đồng, tăng 7,8% so với đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 310.852,5 tỷ đồng, chiếm 68,8% tổng tài sản, tăng trưởng 6,9%. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn đạt 7.898,6 tỷ đồng, tăng 31,1%. Nợ có khả năng mất vốn đạt 1.113,7 tỷ đồng, giảm 46,3% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (bao gồm cả FE Credit) đạt 3,5. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu có xu hướng giảm, đạt 44,7% trong khi cuối năm 2020 đạt mức 45,3%.

Tiền gửi khách hàng của VPBank tại ngày 30/6/2021, không có nhiều biến động so với đầu năm. Tiền gửi không kỳ hạn đạt mức 42.347 tỷ đồng, tăng 19,3% so với đầu năm. Điều này giúp tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trên tổng tiền gửi được cải thiện từ 15,2% lên mức 18,1% vào cuối quý II/2021.

Ngày 31/12/2020, Ngân hàng VPBank ban hành Công văn số 1853/2020/CV-VPB gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin kết luận kiểm tra thuế. Công văn cho biết, ngày 30/12/2020, Ngân hàng VPBank nhận được Quyết định số 2236/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc xử lý vi phạm về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế năm 2018 và 2019.

Số tiền thuế mà VPBank phải nộp bổ sung của năm 2018 là 7,67 tỷ đồng, của năm 2019 là hơn 6 tỷ đồng. Số tiền phạt kê khai sai và chậm nộp phát sinh liên quan của năm 2018 và năm 2019 lần lượt là 2,97 tỷ đồng và 1,67 tỷ đồng. Tổng số tiền mà VPBank phải nộp là hơn 18 tỷ đồng.

Theo thông tin công bố của VPBank, số tiền phải nộp bổ sung chủ yếu là do kết quả kiểm tra điều chỉnh giảm chi phí dự phòng của khoản mục đầu tư dài hạn làm tăng lợi nhuận trước thuế năm 2018 và 2019 và tăng thuế TNDN phải nộp tương ứng. Khoản thuế TNDN này sẽ được điều chỉnh giảm vào số thuế TNDN năm 2020 của ngân hàng. "VPBank đã hoàn thành yêu cầu của cơ quan thuế theo Quyết định số 2236/QĐ-TCT và không còn nghĩa vụ liên quan đến Quyết định này”, thông tin công bố của VPBank nêu.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.