Vụ chùa Diệu Nam: Chính quyền lên tiếng

(Ngày Nay) - Theo khẳng định của đại diện UBND quận Hai Bà Trưng thì đất chùa Diệu Nam không phải là đất chùa và sẽ tiến hàng cưỡng chế giải phóng mặt bằng cho đúng tiến độ dự án. 
Vụ chùa Diệu Nam: Chính quyền lên tiếng

Như Ngày Nay đã phản ánh, tại chùa Diệu Nam (tại số 60 phố Đại La, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đang xảy ra tranh chấp giữa một số cá nhân nên đã ảnh hưởng đến quá trình giải phóng mặt bài phục vụ cho dự án đường Vành đai II của thành phố Hà Nội.

Số 60 Đại La không phải đất chùa?

Theo đại diện UBND quận Hai Bà Trưng được biết, thực hiện công tác GPMB dự án đường Vành đai II (đoạn cầu Vĩnh Tuy – cầu Mai Động), UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo UBND các phường Đồng Tâm, Minh Khai và Trường Định khẩn trương hoàn thành công tác GPMB theo chỉ đạo của UBND thành phố. Hiện này, còn một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến điểm đất tại địa chỉ số 60 phố Đại La; số 3 ngõ 54 phố Đại La và số 5 ngõ 54 phố Đại La.  

Cụ thể, đối với từng điểm đất này, diện tích thu hồi lần lượt là: 466.01m2; 20,18m2 và 19,40m2. Căn cứ theo quy định tại Quyết định 10/2017/QĐ-UBND ngày 29/03/2017 của UBND thành phố Hà Nội, UBND phường Trương Định đã xác nhận về nguồn gốc thời điểm và quá trình sử dụng đất.

Theo đó, địa điểm dất tại 60 Đại La (tức chùa Diệu Nam); số 3 và số 5 ngõ 54 phố Đại La (phường Trương Định) được xây dựng vào khoảng năm 1930-1931 trên diện tích đất khoảng 700m2. Thửa đất này có 05 người đứng tên chủ sở hữu, gồm: cụ Nguyễn Thị Ấn (tức Uyên – chết năm 1963); cụ Nguyễn Thị Toàn (chết năm 1960); cụ Sầm Thị Vương (chết năm 1960); cụ Đỗ Thị Tỉnh (chết năm 1953) và cụ Mai Thị Tuất (chết năm 1964). Tất cả các chủ sở hữu này đều không có chồng con.

Vốn đều là những người tu hành tại chùa, ngày 12/12/1957, các chủ sở hữu nói trên đã lập di chúc cho 05 đệ tử được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất tại mảnh đất này, đó là: bà Nguyễn Thị Hương, bà Trịnh Thị Lương, bà Nguyễn Thị Vy, bà Hoàng Thị Yên (đã chết năm 1960) và bà Đinh Thị Bằng (chết năm 1980).

Quá trình sử dụng, do nảy sinh một số tranh chấp những người có quyền thừa kế nên ngày 07/08/1992, TAND TP. Hà Nội đã có bản án số 151/PTDS quyết định phân chia cho bà Nguyễn Thị Hương và bà Trịnh Thị Lương mỗi người được hưởng một phần trong khu đất trên. 

Trong đó, diện tích đất gồm chùa chính và sân trước chùa là phần diện tích sử dụng chung, không được ngăn chia riêng biệt, không được cầm cố, sang nhương, đổi chác và không được cho con cháu vào ở. Bà Hương được hưởng ½ chùa về phía tay trái (đứng từ cổng nhìn vào) gồm: ½ sân giáp đường phố, 1 gian buồng đang cho thuê lại, 3 gian nhà tổ , bếp, ½ sân sau chùa và ½ diện tích khu vườn. Còn bà Lương được sử dụng ½ chùa về phía tay phải (đứng từ cổng nhìn vào) gồm: ½ sân giáp đường phố, 1 gian buồn đang cho thuê lại, 2 gian nhà tổ, ½ sân sau chùa, 5 gian nhà ngang và ½ diện tích vườn trước chùa chính.

Thời gian sau đó, lực lượng chức năng của quận Hai Bà Trưng đã tổ chức cưỡng chế thi hành ban án số 151/PTDS của TAND TP. Hà Nội. Đến ngày 16/8/1992, bà Nguyễn Thị Hương lập di chúc trao toàn bộ quyền sử dụng phần nhà đất tại chùa Diệu Nam mà mình đã được thừa kế cho bà Lê Thị Loan (có 5 người làm chứng và xác nhận của UBND phường Trương Định).

Ngày 20/3/1995, bà Trịnh Thị Lương lập di chúc trao quyền quản lý nhà đất tại chùa Diệu Nam của mình cho Sư cụ Thích Thanh Mến với điều kiện phải trông nom tu bổ thờ cúng Phật tổ; không được cho cháu vào sử dụng để làm nơi ở hoặc cầm cố, đổi chác dù chỉ là một phần nhà đất của chùa.

Ngày 9/11/2012, Sư cụ Thích Đàm Mến và bà Lê Thị Loan đã lập di chúc với nội dung cho ông Lê Ngọc Sơn (tức Đại đức Thích Quảng Lâm) được toàn quyền sở hữu và sử dụng đối với tài sản là 667,7m2 đất tại chùa Diệu Nam (60 phố Đại La, phường Trương Định).

Về tình hình thực tế tại chùa Diệu Nam, năm 1998 Sư cụ Thích Đàm Mến đã tiến hành kê khai lại hồ sơ đăng ký nhà ở, đất ở. Hiện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Bà Phạm Thị Là là người tu cùng Sư cụ Thích Đàm Mến (từ khoảng năm  1983 đến nay). Hiện bà Là đang trông nom, quản lý và sử dụng phần diện tích đất ½ dọc chùa. 

Còn bà Lê Thị Loan đang trông nom, quản lý và sử dụng phần diện tích đất còn lại tại chùa Diệu Nam. Năm 1998, bà Loan đã kê khai hồ sơ đăng ký nhà ở, đất ở. Hiện chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Vụ chùa Diệu Nam: Chính quyền lên tiếng ảnh 1

Văn bản thông báo dừng chi trả chi phí bồi thường tại mảnh đất số 60 Đại La của UBND quận Hai Bà Trưng 

Sẽ tiến hành cưỡng chế nếu như cần thiết

Về công tác GPMB tại điạ điểm này, UBND quận Hai Bà Trưng đã căn cứ vào những hồ sơ có liên quan để lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho chủ sử dụng hợp pháp theo quy định.

Trong quá trình tổ chức thực hiện triển khai công tác GPMB tại chùa Diệu Nam, UBND quận đã nhận được đơn thư của bà Phạm Thị Là và người được bà Là uỷ quyền là ông Giang Văn Quyết. Ngày 9/6 vừa qua, bà Là đã có đơn đề nghị tạm dừng chi trả, phong toả tiền bồi thường GPMB tại số 60 phố Đại La kèm theo bản sao quyết định tái thẩm số 20/2020/DS-TT ngày 31/5/2020 của TAND cấp cao tại Hà Nội có nội dung: “Huỷ toàn bộ bản án dân sự phúc thẩm số 151/PTDS ngày 7/8/1992 của TAND TP. Hà Nội và huỷ toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 21/DTST ngày 8/5/1992 của TAND quận Hai Bà Trưng, giữ nguyên nguyên đơn và bị đơn, giao hồ sơ vụ án cho TAND quận Hai Bà Trưng xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.

Ngay sau đó, UBND quận Hai Bà Trưng đã chỉ đạo BQL dự án đầu tư xây dựng quận tạm dừng việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại chùa Diệu Nam; chuyển toàn bộ số tiền trên vào Kho bạc Nhà nước và yêu cầu các đơn vị có liên quan thông báo cho bà Là và bà Loan biết, cũng như tổ chức tuyên truyền vận động các cá nhân đang sử dụng đất tiến hành bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, các cá nhân vẫn không thực hiện.

Trước những tồn tại, vướng mắc trong quá trình bồi thường GPMB xảy ra tại chùa Diệu Nam, UBND TP. Hà Nội đã có những chỉ đạo cụ thể, trong đó nêu rõ: sau khi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, UBND quận Hai Bà Trưng chi trả số tiền bồi thường cho người được thụ hưởng theo quy định; trong khi chờ đợi các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, cho phép UBND quận Hai Bà Trưng lập phương án hỗ trợ di chuyển để có mặt bằng thi công ngay.

BQL dự án đầu tư quận Hai Bà Trưng phối hợp với UBND phường Trương Định đã tổ chức tuyên truyền, vận động các cá nhân đang sử dụng đất tại chùa Diệu Nam chấp hành việc bàn giao mặt bằng, nhận tiền hỗ trợ ổn định đời sống và tiền hỗ trợ thuê nhà tạm cư.

Kết quả của quá trình vận động, ông Lê Ngọc Sơn và bà Lê Thị Loan đã thống nhất rằng không có ý kiến về việc UBND quận tiến hàng tạm giữ số tiền bồi thường, đồng thuận với chủ trương thu hồi đất của UBND thành phố, sẵn sàng di chuyển để bàn giao mặt bằng phận diện tích nằm trong chỉ giới với điều kiện bà Phạm Thị Là cùng 02 nhân khẩu đang ăn ở tại địa chỉ thu hồi đất cũng phải di chuyển đi. Trong thời gian chờ đợi phán quyết của toà án, bà Loan và ông Sơn đề nghị chính quyền các cấp có biện pháp bảo vệ đối với phần diện tích nằm ngoài chỉ giới còn lại của chùa Diệu Nam.

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Là tiếp tục có đơn kiến nghị và cử đại diện khiến nghị phong toả tiền bồi thường; huỷ quyết định của UBND quận Hai Bà Trưng về phương án điều chỉnh bổ sung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với bà Loan và các hàng thừa kế của Sư cụ Thích Đàm Mến cho đến khi có quyết định của toà án và chấp thuận phương án sử dụng nhà tạm để chùa di dời vào phần đất ngoài chỉ giới GPMB thì mới bàn giao mặt bằng.

Mặc dù đã được các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động, giải thích rất nhiều lần nhưng cho đến thời điểm hiện tai, bà Phạm Thị Là vẫn không chấp hành, không tự nguyện di dời để bàn giao mặt bằng; mặt khác lại tiếp tục gửi nhiều đơn thư đến các cơ quan Nhà nước và các cơ quan báo chí.

Trao đổi với PV Ngày Nay, ông Ninh Anh Hải – Phó giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng quận Hai Bà Trưng khẳng định: Khu đất tại số 60 phố Đại La không phải đất chùa. Việc vận động, tuyên truyền các hộ dân tự nguyện di dời, bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án đã được chúng tôi phối hợp với UBND phường Trương Định thực hiện nhiều lần. Hiện tại chỉ có bà Loan và ông Sơn đồng thuận và sẵn sàng di chuyển đi nơi khác. Còn bà Là vẫn chưa chịu di dời và gửi đơn thư đi nhiều nơi. Nếu đến thời hạn bàn giao mặt bằng, bà Là vẫn không chịu di dời, chúng tôi sẽ đề xuất lên cấp trên các phương án để tổ chức cưỡng chế để tiến độ thực hiện dự án không bị ảnh hưởng.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.