Ai là người đủ pháp lý nhận tiền bồi thường của chùa Diệu Nam?

(Ngày Nay) - Dù là trụ trì chính thức và hợp pháp của Diệu Nam nhưng bà Phạm Thị Là lại không phải là người nằm trong quyết định chi trả tiền bồi thường khi ngôi chùa này bị thu hồi để thực hiện dự án đường Vành đai 2
Phật tử chùa Diệu Nam đang thu dọn đồ đạc, các đồ thờ tự để chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng
Phật tử chùa Diệu Nam đang thu dọn đồ đạc, các đồ thờ tự để chuẩn bị cho việc giải phóng mặt bằng

Theo quy định thì người nhận bồi thường cho tài sản bị thu hồi trong quá trình giải phóng mặt bằng là người sở hữu hoặc được giao trách nhiệm đại diện cho tài sản đó. Căn cứ theo quy định này thì, người đại diện hợp pháp của chùa Diệu Nam là trụ trì chùa này sẽ là người đủ pháp lý nhận tiền bồi thường nhưng UBND quận Hai Bà Trưng lại ra những quyết định không đúng theo quy định này…

Bà Phạm Thị Là là trụ trì hợp pháp của chùa Diệu Nam

Trao đổi với đại diện Ban Tôn giáo chính phủ về hoạt động của Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo được biết, đây là một tôn giáo hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Tôn giáo này có Giáo hội, có hiến chương, có điều lệ riêng và hoạt động đúng theo quy định của Luật Tôn giáo Tín ngưỡng đã lưu hành tại Việt Nam.

Cụ thể, tại Quyết định số 196/QĐ-TGCP được Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ ký vào ngày 1/10/2008 đã công nhận Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo là một tôn giáo hợp pháp tại Việt Nam. Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo được hoạt động tôn giáo theo pháp luật Việt Nam và theo hiến chương của tôn giáo này đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. 

Trong quyết định của Ban tôn giáo Chính phủ cũng quy định rất rõ Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo được hoạt động trong tất cả các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

Ai là người đủ pháp lý nhận tiền bồi thường của chùa Diệu Nam? ảnh 1

Quyết định của Ban Tôn giáo Chính phủ chính thức công nhận Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo là tôn giáo hợp pháp tại Việt Nam 

Đối với chùa Diệu Nam, sau khi Giáo hội được Ban tôn giáo Chính phủ ra quyết định công nhận chính thức, tại văn bản số 31/BTS-ĐL ký ngày 28/5/2009 của Ban trị sự Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo đã ra Đạo lệnh về việc bổ nhiệm bà Phạm Thị Là chính thức là trụ trì chùa Diệu Nam.

Đạo lệnh ghi rõ, Ban trị sự bổ nhiệm Chứng ân Phạm Thị Là (Phạm Bảo Ngọc), SN 1954 là trụ trì chùa Diệu Nam có địa chỉ tại số 60 phố Đại La, phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Trụ trì chùa Diệu Nam có trách nhiệm đoàn kết, yêu thương, giữ gìn luật đạo, hướng dẫn đồng đạo tu hành thuần tuý tôn giáo, gắn bó với chính quyền địa phương. 

Ai là người đủ pháp lý nhận tiền bồi thường của chùa Diệu Nam? ảnh 2

Đạo lệnh của Ban trị sự Giáo hội bổ nhiệm bà Phạm Thị Là là trụ trì chùa Diệu Nam 

Căn cứ theo những quyết định này cho thấy, bà Phạm Thị Là là trụ trì chính thức và hợp pháp của chùa Diệu Nam trong những năm qua. Và bà Là cũng là đại diện có đầy đủ pháp lý để thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến chùa Diệu Nam từ các hoạt động tôn giáo cho đến các biến động liên quan đến ngôi chùa này. 

Mặc dù bà Phạm Thị Là là đại diện hợp pháp của chùa Diệu Nam nhưng trong rất nhiều quyết định, thông báo về việc thu hồi và chi trả bồi thường phần diện tích của ngôi chùa này để triển khai dự án đường Vành đai 2, UBND quận Hai Bà Trưng và phường Trương Định đều thông báo cho một người khác là bà Lê Thị Loan. Trước sự việc này, phật tử chùa Diệu Nam và cá nhân bà Phạm Thị Là vô cùng bức xúc. 

Tài sản chùa Diệu Nam thuộc về ai?

Phân tích về vấn đề này, Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, điều 56, Luật tín ngưỡng, tôn giáo 2016 về việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo nêu rõ:

1. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo bao gồm tài sản được hình thành từ đóng góp của thành viên tổ chức; quyên góp, tặng cho của tổ chức, cá nhân hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

2. Tài sản của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được hình thành theo tập quán, do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phục vụ nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng là tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng.

Bên cạnh đó trong Hiến chương của Giáo hội Phật đường nam tông minh sư đạo cũng có quy định rất rõ về quyền và nghĩa vụ của người được giao trách nhiệm trụ trì các cơ sở chùa thuộc giao hội.

Về mảnh đất tại số 60 phố Đại La, Luật sư Cường cho biết, điều 159 Luật đất đai quy định rõ rằng việc giao đất cho cơ sở tôn giáo phải thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt của cơ quan chức năng của địa phương.

Ai là người đủ pháp lý nhận tiền bồi thường của chùa Diệu Nam? ảnh 3

Thông tin từ Sở TNMT thành phố Hà Nội khẳng định mảnh đất tại số 60 phố Đại La là đất sử dụng vào mục đích tôn giáo, người sử dụng là bà Phạm Thị Là 

Trong khi đó, văn bản số 396/TTCNTT-TTLT của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội trả lời về nguồn gốc mảnh đất tại địa chỉ 60 phố Đại La cho biết, thửa đất có số là 218 và 219 thuộc Bản đồ lập năm 1996 có nguồn gốc ở vị trí tương đối tại thửa đất số 22, tờ bản đồ số 38 lập năm 1960 của khu Bạch Mai. Theo đó thửa đất này nguyên là Đất công chùa Diệu Nam. 

Cũng theo hồ sơ của Sở Tài nguyên Môi trường thì thửa đất có số 218, tờ bản đồ 5H-II-15 thuộc phường Trương Định, tại mục Chủ sử dụng có ghi là Lê Thị Loan.

Tại thửa đất có số 219, tờ bản đồ 5H-II-15, phường Trương Định, tại mục Chủ sử dụng có ghi là Phạm Thị Là.

Như vậy có khẳng định bà Phạm Thị Là có quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp tới chùa Diệu Nam, và trực tiếp tới mảnh đất có địa chỉ là số 60 phố Đại La. Tuy nhiên, khi phương án chi trả bồi thường, UBND quận Hai Bà Trưng lại chỉ lập phương án hỗ trợ tái định cư với số tiền là hơn 26 triệu đồng.

Trong văn bản của UBND quận Hai Bà Trưng có ghi, bà Phạm Thị Là hiện tại đang trông nom, quản lý và sử dụng ½ dọc chùa thuộc thửa đất có số 219. Năm 1998 dại diện thửa đất này đã làm hồ sơ xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đến nay vẫn chưa được cấp. Mặc dù bà Phạm Thị Là có đơn yêu cầu quyền lợi liên quan đến thửa đất bị thu hồi, đến nay vẫn chưa giải quyết xong nhưng UBND quận Hai Bà Trưng vẫn đưa ra quyết định về việc chi trả bồi thường khiến những người liên quan vô cùng bức xúc.

Còn tiếp: Chính quyền địa phương ý kiến gì về sự việc tranh chấp này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.