‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại

Nữ hoàng Cleopatra sở hữu những bí mật tuyệt mỹ tới nhường nào mà bà lại có thể nhanh chóng đốn gục trái tim của hai người đàn ông quyền lực nhất là Hoàng đế Julius Caesar và vị tướng dũng mãnh La Mã Mark Antony?, cũng như khiến thần dân Ai Cập tôn thờ như vị chúa trời?.
‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại

Cleopatra – Nữ hoàng được lòng dân

Cleopatra, tên đầy đủ là Cleopatra VII Philopator (69 TCN – 30 TCN), người Macedonia, là một Nữ hoàng của Ai Cập cổ đại. Bà là thành viên cuối cùng của triều đại Ptolemy (một triều đại của người Hy Lạp cai trị Ai Cập và các vùng lân cận từ năm 305 TCN đến 30 TCN).

‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại - anh 1

Nữ hoàng Cleopatra nắm quyền từ năm 17 tuổi

Cleopatra lên nắm quyền khi bà mới 17 tuổi và cai trị Ai Cập cổ đại từ năm 51 đến năm 30 trước Công nguyên. Mặc dù không phải là người Ai Cập nhưng Cleopatra được dân chúng tôn thờ như một vị chúa trời.

Có nhiều sử sách ghi chép về chuyện tình yêu của Nữ hoàng với Hoàng đế Julius Caesar và vị tướng dũng mãnh La Mã Mark Antony. Tuy nhiên, trên thực tế, bà không hề có tình yêu với tướng quân Antony, cũng không có tình cảm gì với hoàng đế La Mã Caesar. Gắn kết cuộc đời với hai người đàn ông này, mục đích cuối cùng của bà chỉ là gìn giữ sự bình an cho Ai Cập, tình yêu lớn của đời bà.

Vậy, điều gì đã khiến thần dân Ai Cập thời cổ đại và hai trái tim ‘sắt đá’ của các vị anh hùng đều phải cúi gục trước bà?

Những ‘vũ khí’ bí mật của ‘Tuyệt sắc giai nhân’

Trí tuệ tinh thông hiếm có

Theo tài liệu còn lưu lại tại các thư viện lớn của Ai Cập, hoàng đế Caesar say đắm Cleopatra bởi bà là một nữ thiên tài hiếm có vào thời Ai Cập cổ. Nữ hoàng có thể nói 9 thứ tiếng và cực kỳ thông minh. Bà được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.

‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại - anh 2

Nữ hoàng Cleopatra là người thông minh, giỏi thao lược

Bà đã xây dựng một đội quân hùng hậu, một hạm đội các tàu chiến để đối đầu với đế chế La Mã, giúp cho Ai Cập hùng mạnh và giữ được hòa bình.

Sắc đẹp 'nghiêng nước nghiêng thành'

Tuy nhiên, sự thông minh và tài giỏi vẫn không đủ để quyến rũ được hai người đàn ông dũng mãnh, bí quyết của bà nằm ở trong chính "nghệ thuật yêu đương" vô cùng tuyệt vời.

Nhiều sử gia cho biết, Cleopatra có thể không thực sự xinh đẹp nhưng Cleopatra lại sở hữu một thân hình tuyệt mỹ và vô cùng gợi cảm.

Bằng chứng nằm trong các chữ tượng hình khắc trên các bức tường trong lăng mộ của nữ hoàng: Cleopatra được cuốn tròn trong một tấm thảm và được mang đến cung điện của Hoàng đế Caesar. Khi mở thảm ra, vị hoàng đế La Mã không thể cưỡng lại sự quyến rũ và "nóng bỏng" của người đẹp. Chỉ sau đêm định mệnh này, bà trở thành người tình của Caesar. Cũng từ đó, tiếng tăm về một người đẹp làm vị hoàng đế oai hùng phải "liêu xiêu", nguyện dâng cả đất nước Ai Cập cho người đẹp đã chiếm trọn trái tim sắt đá của hoàng đế.

Lời nói ngọt ngào, êm dịu

Ngoài ra, bà may mắn được sở hữu một giọng nói ngọt ngào, một câu chuyện dù tẻ nhạt đến đâu nhưng được kể bằng giọng "đáng yêu" của nữ hoàng cũng trở thành một câu chuyện đầy lôi cuốn.

‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại - anh 3

Hình vẽ Cleopatra

Trong cuốn sách về cuộc đời của Cleopatra, sử gia Plutarch viết: "Lời nói của Cleopatra chứa đựng một sức mê hoặc khó diễn tả. Tài ăn nói, tính cách của bà thể hiện qua từng hành động. Giọng nói của bà thật ngọt ngào..."

Và mùi hương quyến rũ, khó cưỡng từ

Là một người thông minh, Cleopatra sớm biết cách giúp mình trở nên quyến rũ, lôi cuốn.

Theo sử sách, bà là một nhà khoa học xuất sắc, có nhiều phát minh khá thú vị. Và một trong những phát minh còn lưu truyền đến ngày nay là nước hoa. Thứ tinh dầu nữ hoàng dùng để quyến rũ những người đàn ông quyền lực chính là nước hoa thô sơ hay còn gọi là tinh dầu thơm. Ít ai biết rằng, nước hoa của Cleopatra có sức quyến rũ kỳ lạ.

Mỗi khi ở gần, cơ thể bà lại tỏa ra hương thơm làm mê đắm đàn ông, khiến họ mất hết lý trí và nghe theo mọi yêu cầu của Cleopatra.

‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại - anh 4

Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Cleopatra

Khi Cleopatra lần đầu xuất hiện trước mặt Caesar từ trong tấm thảm, chính mùi hương tỏa ra từ cơ thể bà đã khiến vị hoàng đế ngất ngây và thích thú. Ngoài ra, để tăng thêm độ quyến rũ, Cleopatra còn dùng xạ hương để bôi vào lông mày, dùng nước hoa bôi vào môi kích thích khứu giác của đàn ông.

Còn đối với Mark Anthony, bà đã tìm gặp và quyến rũ vị thủ lĩnh này ngay từ lần gặp đầu tiên ở Tarsus (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) bằng cách đi trên một chiếc thuyền có những cánh buồm ngát hương thơm và những chiếc đèn tỏa mùi quyến rũ.

Viên Ngọc lục bảo – Viên đá hộ mệnh của Nữ hoàng

Bên cạnh nước hoa, truyền thuyết còn kể lại rằng, nữ hoàng Cleopatra là người rất say mê đá Emerald - Ngọc lục bảo. Nữ hoàng còn sử dụng loại đá quý hiếm này để trang hoàng cho mọi đồ vật trong cung điện và phòng ngủ của mình. Cleopatra tin rằng, ngọc lục bảo là loại đá có sức mạnh kỳ diệu. Nó mang lại tình yêu cho Cleopatra, làm lóa mắt những người đàn ông bà muốn nắm giữ.

‘Vũ khí’ bí mật của người đàn bà quyền lực nhất Ai Cập cổ đại - anh 5

Ngọc lục bảo - Viên đá hộ mệnh của Nữ hoàng Cleopatra

Theo nhiều sử gia, Cleopatra luôn mang theo mình một viên đá Emerald, khi gặp được đối tượng ưng ý, bà sẽ đặt viên đá lên tim và ước nguyện. Lập tức, người đàn ông được nữ hoàng để ý sẽ hoàn toàn "quy phục" và sẵn sàng hi sinh vì bà. Điển hình nhất trong những người được nữ hoàng "sủng ái" là Mark Antony.

Giọng nói ngọt ngào, trí tuệ tinh thông cùng thân hình gợi cảm và mùi hương quyến rũ, Cleopatra đã sớm biết tổng hòa các bí quyết quyến rũ để đánh gục mọi trái tim của người đàn ông say mê sắc đẹp. Nhờ tài trí thông minh, bà đã biết sử dụng sắc đẹp trên chính trường để giúp người dân Ai Cập cổ có được cuộc sống ấm no, sung túc. Đó là lý do vì sao thần dân Ai Cập tôn thờ Cleopatra như một vị chúa trời.

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.