Vụ vỡ đập Kakhovka đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka đã khiến người dân Ukraine sống dọc theo bờ sông Dnipro đột nhiên lâm vào cảnh vô gia cư, người nông dân mất đất canh tác, kéo theo đó là nguy cơ gây mất an ninh lương thực toàn cầu.
Vụ vỡ đập Kakhovka đe dọa an ninh lương thực toàn cầu

"Nếu nước dâng thêm một mét nữa, chúng tôi sẽ mất nhà", ông Oleksandr Reva, người dân sống tại ngôi làng dọc sông Dnipro, trả lời hãng tin Reuters khi đang chuyển đồ đạc của gia đình đến ngôi nhà bỏ hoang ở khu đất cao hơn.

Chính phủ Ukraine cho biết nước lũ từ vụ vỡ đập sẽ khiến hàng trăm nghìn người không có nước uống, làm ngập hàng chục nghìn ha đất nông nghiệp và biến nhiều khu vực thành hoang mạc.

Ngày 7/6, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho rằng sự cố vỡ đập thủy điện Kakhovka là "một trong những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất ở châu Âu trong những thập niên gần đây" và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến an ninh lương thực toàn cầu.

Theo ông, sự cố cũng sẽ ảnh hưởng đến các hệ thống thủy lợi ở miền Nam "dẫn đến hạn hán mất mùa" ở Ukraine vốn được coi là một trong những nước trồng và xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới. Điều này sẽ tác động đến an ninh lương thực toàn cầu.

Vụ vỡ đập Kakhovka đe dọa an ninh lương thực toàn cầu ảnh 1

Nước lũ bất ngờ xuất hiện khiến nhiều người dân Ukraine không kịp thu dọn đồ đạc trước khi sơ tán. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Shmyhal cho biết thêm đập Kakhovka bị vỡ đã khiến ít nhất 150 tấn dầu động cơ tràn ra sông Dnipro và nguy cơ sẽ có thêm 300 tấn dầu nữa rò rỉ ra ngoài. Điều này có thể là mối đe dọa đối với hệ động, thực vật của Ukraine. Theo ông, ước tính có đến 80 khu định cư bị ngập lụt do sự cố vỡ đập.

Theo hãng tin TASS, ông Vladimir Leontyev - thị trưởng thành phố Nova Kakhovka, cho biết mực nước đã dâng cao đến 12 m. Các trang trại dọc sông Dnipro bị thiệt hại nghiêm trọng.

Dòng sông Dnipro rộng lớn chia đôi khu vực phía nam Ukraine, tạo thành tiền tuyến giữa các lực lượng Nga và Ukraine. Hồ chứa khổng lồ phía sau con đập Kakhovka đóng vai trò là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho hệ thống nông nghiệp Ukraine, vốn là quốc gia sản xuất ngũ cốc hàng đầu thế giới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.