Vụ Waka bị tố xâm phạm bản quyền: Nguy cơ ảnh hưởng đến giới xuất bản Việt Nam

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Liên quan đến vụ việc, tác giả Nguyễn Quốc Vương tố cáo Waka, một nền tảng đọc sách điện tử lớn tại Việt Nam, vi phạm bản quyền cuốn sách “Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường” của ông trong 3 năm mà không hề thông báo cũng như chi trả tiền bản quyền. Mới đây, Waka tiếp tục gây bức xúc khi gửi thư đến NXB Phụ Nữ, yêu cầu gỡ bài đăng cáo buộc sai phạm của đơn vị này trên mạng xã hội.

Hành động của Waka không chỉ gây bức xúc cho người trong cuộc mà hậu quả còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thị trường xuất bản của Việt Nam.

Vụ Waka bị tố xâm phạm bản quyền: Nguy cơ ảnh hưởng đến giới xuất bản Việt Nam ảnh 1

Thông báo của NXB Phụ Nữ về việc Waka và zGroup xâm hại nghiêm trọng đến tác quyền của cuốn sách “Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường” được NXB Phụ Nữ đăng tải trên fanpage.

Biên tập viên Vũ Phương, người chịu trách nhiệm ký kết và sản xuất cuốn “Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường” tại NXB Phụ Nữ, khẳng định tác giả Nguyễn Quốc Vương đã ký hợp đồng chuyển nhượng bản quyền xuất bản cuốn sách vào tháng 3/2021. Lúc này, tác giả thông báo đã hết hợp đồng ký với đơn vị phát hành trước đó.

“Khi ông Vương thông tin việc Waka và zGroup vi phạm bản quyền, tôi đã tiến hành xác minh hợp đồng một lần nữa. Đến lúc chắc chắn về sai phạm của các bên, tôi mới gửi thông tin cho bộ phận truyền thông để ra thông báo. Điều này không chỉ chứng tỏ chúng tôi luôn đứng về phía tác giả, mà còn bảo vệ quyền lợi chính đáng của NXB”, bà Vũ Phương cho biết.

Tuy nhiên, sau bài đăng của NXB Phụ Nữ được đăng tải, Waka vẫn khẳng định họ có quyền khai thác bản thảo cuốn “Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường”, đề nghị NXB Phụ Nữ khi đăng tải thông tin “cần kiểm nghiệm chính xác”, cũng như yêu cầu gỡ bài viết.

“zGroup - đơn vị bán bản quyền cho Waka, sau đó cũng chính thức xin lỗi tác giả Nguyễn Quốc Vương, thừa nhận hợp đồng đã hết hạn từ năm 2019. Nhưng qua thư, Waka vẫn một mực cho rằng vì hiệu lực hợp đồng khai tác phẩm của họ với zGroup vẫn còn. Họ yêu cầu NXB rút bài trên fanpage, để không làm ảnh hưởng đến uy tín của họ. Thái độ và hành động này không chỉ khiến tác giả, NXB cảm thấy bức xúc mà ngay cả những người theo dõi vụ việc cũng thấy hết sức phi lý, khó hiểu”, bà Vũ Phương nhận xét.

Vụ Waka bị tố xâm phạm bản quyền: Nguy cơ ảnh hưởng đến giới xuất bản Việt Nam ảnh 2

Biên tập viên Vũ Phương của NXB Phụ Nữ.

Lấy ví dụ về vụ việc đang diễn ra, bà Vũ Phương cho biết những tựa sách bán chạy của NXB Phụ Nữ từng được rất nhiều nơi chuyển thành ebook dù chưa được sự cho phép. Tuy nhiên, khi NXB phát hiện, gửi thông tin báo cáo vi phạm thì các đơn vị đều tỏ ra đồng thuận, xin lỗi và gỡ sách.

Phía NXB sau đó cũng không yêu cầu bồi thường vì nếu các bên vô tình hoặc chưa tham khảo đúng hợp đồng, những chuyện tương tự có thể xảy ra. Tuy nhiên, với trường hợp của Waka, dù hành vi sai phạm đã rõ, những đơn vị này vẫn có thái độ “cố tình”, “kẻ cả”.

“NXB Phụ Nữ đang sở hữu hợp đồng hợp pháp, chúng tôi hoàn toàn có quyền thông báo khi tài sản của mình bị xâm phạm. Trước yêu cầu của Waka, chúng tôi không có nghĩa vụ phải rút lại tuyên bố”

Biên tập viên Vũ Phương.

Bày tỏ lo lắng trước vấn đề vi phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan tại Việt Nam, biên tập viên Vũ Phương hy vọng trong vụ việc này, công luận sẽ lên tiếng mạnh mẽ để bảo vệ quyền lợi cho tác giả cũng như NXB.

Theo bà, nếu thị trường sách Việt liên tiếp có những sự vụ xâm hại nghiêm trọng quyền tác giả, việc mua bán bản quyền với đối tác nước ngoài sẽ trở nên rất khó khăn. Vì họ nhận định thị trường Việt Nam không đảm bảo được quyền lợi cho tác phẩm, tác giả của họ.

“Những trường hợp vi phạm bản quyền như vụ việc xảy ra với tác giả Nguyễn Quốc Vương không chỉ làm môi trường văn hóa ở Việt Nam giảm sút, mà còn ảnh hưởng đến việc khai thác những đầu sách best seller trên thế giới sau này. Những người làm sách như chúng tôi chắc chắn sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong công cuộc mang sách về với độc giả Việt Nam”, bà Phương lo ngại.

Trả lời với báo giới trong sáng 23/11, ông Đinh Quang Hoàng - Giám đốc điều hành của Waka, vẫn cho rằng tác giả Nguyễn Quốc Vương “đang hiểu lầm”. Ông Hoàng lập luận rằng phía zGroup phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật. Ông cũng “bỏ lửng” vai trò của Waka với 3 năm khai thác không được sự cho phép của tác giả.

Vụ Waka bị tố xâm phạm bản quyền: Nguy cơ ảnh hưởng đến giới xuất bản Việt Nam ảnh 3

Tác giả Nguyễn Quốc Vương và cuốn sách “Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường”.

Trước động thái trên, tác giả Nguyễn Quốc Vương cho biết ông vô cùng thất vọng trước cách hành xử của Waka cũng như cá nhân ông Đinh Quang Hoàng, người đứng đầu một đơn vị phát hành điện tử lớn.

Ông Vương khẳng định sẽ tiếp tục theo đuổi vụ việc, không chỉ để đòi quyền lợi hợp pháp cho cá nhân, cho các tác giả đã và đang bị xâm phạm bản quyền, mà cao hơn là mong muốn thúc đẩy thị trường bản quyền Việt Nam đi theo hướng minh bạch, lành mạnh.

Bình luận
Cô Haruka Uto cùng 3 robot thú cưng AI. Ảnh: ABC News
Robot thú cưng AI - giải pháp cho "đại dịch cô đơn"
(Ngày Nay) - Haruka Uto sống một mình tại Tokyo (Nhật Bản) cùng một số người bạn lông xù, nhưng chúng không phải là thú cưng thông thường. Hai “vật nuôi” màu nâu và màu xám của cô thực chất là robot trí tuệ nhân tạo (AI) có tên Moflin.
Biểu tượng Tập đoàn công nghệ Mỹ OpenAI. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc đua AI giữa Mỹ và Trung Quốc nóng lên với DeepSeek
(Ngày Nay) - Một cuộc rượt đuổi mới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đang diễn ra, với sự xuất hiện của DeepSeek, một mô hình AI đầy hứa hẹn từ Trung Quốc, đang làm rung chuyển cán cân quyền lực với các đối thủ từ phương Tây.