(Ngày Nay) - Ngày 22/6, Ngân hàng Thế giới (WB) thông báo đã thông qua một chương trình trị giá 2,3 tỷ USD để giúp các quốc gia ở phía Đông và Nam châu Phi chống lại tình trạng mất an ninh lương thực.
(Ngày Nay) - Trong nhận định mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng nền kinh tế Việt Nam đã duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp tình trạng bất định toàn cầu gia tăng liên quan đến cuộc chiến tranh kéo dài giữa Nga và Ukraine, giá cả hàng hóa thế giới tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng do tình trạng phong tỏa để kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc.
(Ngày Nay) - Nhật báo kinh tế của Trung Quốc vừa đăng bài viết nhận định nền kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng song phải đối mặt với những thách thức mới trong bối cảnh tình hình quốc tế không ngừng biến động.
Ngày 9/5, Ngân hàng Thế giới (WB) đã kêu gọi các nhà tài trợ tăng cường hỗ trợ cho Chính quyền Palestine (PA), đồng thời nêu rõ Palestine đang đối mặt với khủng hoảng ngân sách trầm trọng, một phần do các khoản đóng góp viện trợ nước ngoài ở mức "thấp kỷ lục".
(Ngày Nay) - Ngày 21/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết nước này cần 7 tỷ USD mỗi tháng để duy trì nền kinh tế vốn đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do xung đột với Nga. Con số này cao hơn mức 5 tỷ mà Kiev ước tính trước đó để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục hoạt động.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva nêu rõ cuộc xung đột ở Ukraine đã làm giảm tốc độ phục hồi sau đại dịch COVID-19, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế tại hầu hết các nước trên thế giới.
Trong bản Cập nhật kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 2/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) nhấn mạnh khởi đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam có nhiều tín hiệu tích cực: chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng so cùng kỳ năm trước lần đầu tiên ghi nhận tăng trưởng dương kể từ khi đại dịch bắt đầu; cán cân thương mại hàng hóa vẫn thặng dư.
(Ngày Nay) - Theo báo Financial Times, các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết các quốc gia nghèo nhất thế giới trong năm nay sẽ phải tăng mạnh các khoản thanh toán cho các chủ nợ, với khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang cần tái cơ cấu nợ.
(Ngày Nay) - Khoảng một phần ba các quốc gia, nơi các trường học đã hoặc đang bị đóng cửa, vẫn chưa thực hiện các chương trình khắc phục hậu quả gây ra bởi COVID-19, theo một khảo sát toàn cầu của UNESCO, UNICEF, Ngân hàng Thế giới và OECD về các phản ứng của giáo dục quốc gia đối với việc đóng cửa trường học trong bối cảnh COVID-19.
(Ngày Nay) - Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông António Guterres đã bày tỏ sự hoan nghênh trước những nỗ lực của Ủy ban Tài chính và Tiền tệ Quốc tế (IMFC) và Ủy ban Phát triển Nhóm Ngân hàng Thế giới trong giải quyết khủng hoảng nợ và những khó khăn tài chính khác phát sinh từ đại dịch COVID-19. Tổng thư ký nhìn nhận động thái này như một dấu hiệu của hy vọng và chủ nghĩa đa phương đổi mới.
Trong một bức thư, các nghị sỹ từ 20 nước thuộc tất cả các châu lục trên thế giới nhấn mạnh rằng cần xóa bỏ lãi các khoản nợ của các nước nghèo nhất trên thế giới, thay vì đơn giản là tạm hoãn.
Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo về môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business) 2020. Trong số 190 nền kinh tế được đánh giá, Việt Nam đạt 69,8 trên 100 điểm, xếp thứ 70. Năm ngoái, Việt Nam xếp thứ 69.
6 tháng trước, WB chỉ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2018 ở mức 6,3%, nhưng theo Giám đốc WB Việt Nam, "tình hình đã thay đổi nhanh chóng ở nửa cuối năm".
(Ngày Nay) -HDBank được chỉ định làm ngân hàng phục vụ Dự án Tiết kiệm năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (Dự án VEEIE) và Dự án Hạ tầng cơ bản cho sự phát triển toàn diện tỉnh Hà Tĩnh (Dự án BIIG 2) - với tổng vốn vay 250 triệu USD do Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tài trợ.
Các ý kiến đề cập nhiều giải pháp phát triển thị trường vốn, với nhận định Việt Nam vẫn còn 60 tỷ USD tiền nhàn rỗi trong dân trong khi nhiều công ty vừa và nhỏ phải dùng ‘tín dụng đen’ để làm ăn.
(Ngày Nay) - Một tuần trước khi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) tại vùng Charlevoix thuộc tỉnh Quebec, truyền thông Canada hôm 1/6 đã công bố danh sách các nước được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần này.