WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 4/10, Ngân hàng Thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay của khu vực Mỹ Latinh và Caribe từ 2,3% lên 3%, chủ yếu là nhờ giá nguyên liệu thô tăng vọt do tác động của tình hình vũ trang tại Ukraine đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia xuất khẩu trong khu vực.
WB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh

WB dự báo Brazil - nền kinh tế lớn nhất Mỹ Latinh - sẽ tăng trưởng 2,5% trong năm nay, trong khi nền kinh tế lớn thứ 2 và thứ 3 là Mexico và Argentina sẽ tăng trưởng lần lượt 4,2% và 1,8%.

Trong báo cáo mới nhất do WB công bố, các chuyên gia của ngân hàng này nhận định các nền kinh tế trong khu vực đã phục hồi trở lại ở mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách khu vực Mỹ Latinh và Caribe, ông Carlos Felipe Jaramillo cho biết hầu hết các nền kinh tế trong khu vực có mức phục hồi khả quan, nhưng điều này là chưa đủ, đồng thời nhấn mạnh các quốc gia cần đẩy nhanh quá trình tái thiết kinh tế hậu đại dịch và củng cố một xã hội công bằng và hòa nhập hơn, trong đó đầu tư vào cơ sở hạ tầng và xã hội có thể là động lực chính nhằm thúc đẩy tăng trưởng.

Ngoài ra, quan chức cấp cao của WB cho rằng ngoài việc thực hiện các cải cách cơ bản và đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng, chính phủ các nước cũng phải giải quyết những vấn đề gây cản trở đà phục hồi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đặc biệt là trong các lĩnh vực giáo dục và đảm bảo an ninh lương thực.

Về phần mình, chuyên gia kinh tế trưởng tại khu vực Mỹ Latinh của WB William Maloney nhấn mạnh các quốc gia trong khu vực cần xem xét cẩn thận các chính sách tài khóa và chi tiêu công, nhằm tạo lợi ích công bằng và tránh các tác động bất lợi có thể xảy ra. Cùng với đó, chính phủ các nước Mỹ Latinh cần cải thiện chất lượng giáo dục, tăng cường đào tạo lực lượng lao động có trình độ, đồng thời tăng năng suất thông qua áp dụng các công nghệ mới.

Trong báo cáo, WB ước tính đà tăng trưởng kinh tế của Mỹ Latinh trong năm 2023 giảm xuống còn khoảng 1,6% do lãi suất cơ bản tăng cao hơn khiến đầu tư chậm lại, cùng với đó là dự báo tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Trung Quốc.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.