Xây dựng chính sách bảo vệ, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy nguồn lực của người cao tuổi

0:00 / 0:00
0:00
Chiều 22/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam về tình hình hoạt động và định hướng phong trào của các cấp Hội trong thời gian tới.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự buổi làm việc có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về người cao tuổi; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương.

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình cho biết, hiện cả nước có trên 9,7 triệu hội viên Hội Người cao tuổi, chiếm gần 90% số người cao tuổi cả nước.

Nhiệm kỳ qua, Hội Người cao tuổi đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm chăm lo, bảo vệ cho người cao tuổi trên cả nước. Các cấp Hội chủ động tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách, chế độ đối với người cao tuổi, Chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020; tham gia góp ý xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến người cao tuổi…

Hằng năm, trên 1,9 triệu lượt người cao tuổi được tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe, khoảng 3 triệu người cao tuổi được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, gần 4 triệu người cao tuổi được khám sức khỏe định kỳ; có trên 95% số người cao tuổi có thẻ Bảo hiểm y tế, đa số các bệnh viện thực hiện ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên.

Hội Người cao tuổi các địa phương tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền, Hội đồng nhân dân chỉ đạo, thực hiện chế độ, chính sách đối với người cao tuổi về bảo trợ xã hội; chúc thọ, mừng thọ; chăm sóc sức khỏe. Ở nhiều nơi, chế độ về bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội, chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi được quy định cao hơn so với quy định chung của Nhà nước.

Công tác chăm sóc người cao tuổi đã được quan tâm, đạt nhiều kết quả nhưng chính sách còn dàn trải. Hiện có khoảng trên 65% số người cao tuổi sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; còn nhiều người cao tuổi có hoàn cảnh rất khó khăn, một bộ phận người cao tuổi không có thu nhập, không có tích lũy, chưa được quan tâm phù hợp.

Hội Người cao tuổi đề xuất Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng sửa đổi, bổ sung Luật người cao tuổi; xem xét, sửa đổi, bổ sung các nghị định, quyết định không còn phù hợp với tình hình thực tiễn về tổ chức, hoạt động, quản lý Hội; chế độ, chính sách và các điều kiện phương tiện hoạt động của Hội, cán bộ làm công tác Hội Người cao tuổi các cấp; tạo điều kiện để người cao tuổi và Hội Người cao tuổi tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Hội vững mạnh; huy động nguồn lực xã hội hóa, tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi...

Tại buổi làm việc, các bộ, ngành, cơ bản nhất trí với các kiến nghị của Hội Người cao tuổi trong việc kiện toàn mô hình tổ chức Hội; tạo điều kiện để các cấp Hội thuận lợi hơn trong hoạt động; đồng thời, rà soát, sửa đổi chính sách, pháp luật người cao tuổi; có chính sách xây dựng trung tâm dưỡng lão kết hợp từ nguồn tài chính ngân sách và xã hội hóa…

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, truyền thống văn hóa của dân tộc ta đã nói lên sự kính trọng của nhân dân đối với người cao tuổi trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước; vai trò của người cao tuổi ngày càng có ý nghĩa đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những năm qua, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về người cao tuổi ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trước tình hình mới, việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, giải quyết những khó khăn để các cấp Hội Người cao tuổi hoạt động tốt hơn trong thời gian tới là cần thiết.

Thông tin khái quát về tình hình, các nhiệm vụ, giải pháp và kết quả trong năm 2021 và thời gian qua, Thủ tướng nhấn mạnh những kết quả đạt được là nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng đã linh hoạt, thay đổi tư duy và biện pháp phòng, chống dịch, chuyển hướng kịp thời trong điều kiện khó khăn; tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, hưởng ứng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp; sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè, đối tác quốc tế.

Trong thành quả chung đó có đóng góp quan trọng của Hội Người cao tuổi và người cao tuổi cả nước. Hiện trên cả nước có trên 6,5 triệu người cao tuổi đang trực tiếp tham gia lao động, sản xuất, kinh doanh; trong đó có gần 100.000 người cao tuổi làm chủ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, gần 400.000 người cao tuổi đạt danh hiệu làm kinh tế giỏi. Vai trò của người cao tuổi được phát huy trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền các cấp.

Chia sẻ với những khó khăn, thách thức trong hoạt động của Hội Người cao tuổi, Thủ tướng nhấn mạnh dự báo tình hình năm 2022 và thời gian tới sẽ có khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, phân tích một số xu thế lớn thời gian tới, trong đó có xu thế già hóa dân số khi dự báo tới năm 2030, Việt Nam có khoảng 17% dân số là người cao tuổi và tỷ lệ này sẽ tăng lên 25% vào năm 2045. Điều này một mặt cho thấy những thành tựu phát triển của Việt Nam khi đời sống, tuổi thọ của người dân ngày càng được nâng cao, mặt khác đòi hỏi phải có chủ trương, cơ chế, chính sách, sự chăm lo tốt hơn cho người cao tuổi, giải quyết, xử lý hài hòa giữa mặt thuận và mặt không thuận của xu thế già hóa dân số.

Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: "Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau". Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ, giúp đỡ những người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa". Nghị quyết cũng yêu cầu phát huy lợi thế dân số vàng, thích ứng với quá trình già hóa dân số.

Thủ tướng đề nghị cần quán triệt thật sâu sắc, cụ thể, triển khai tốt các nội dung chính sách về người cao tuổi trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; bài phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại cuộc gặp mặt đoàn đại biểu về dự Đại hội lần thứ VI Hội Người cao tuổi Việt Nam và Nghị quyết Đại hội cũng như các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ để người cao tuổi phát huy thế mạnh, tham gia đóng góp tích cực, hiệu quả vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của người cao tuổi và về hoạt động, đóng góp của Hội Người cao tuổi đối với xã hội. Thủ tướng nhấn mạnh, phải có cơ chế, chính sách để giải tỏa, phát huy nguồn lực từ người cao tuổi với tinh thần "tuổi cao ý chí càng cao", "tuổi cao gương sáng"; phát huy thế mạnh của người cao tuổi, chăm sóc, giúp đỡ người cao tuổi để người cao tuổi đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Theo Thủ tướng, chính sách bảo vệ và giúp đỡ người cao tuổi phải phù hợp tình hình, điều kiện của đất nước, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn và phải khả thi. Chính sách phải bám sát thực tiễn để đề ra nhiệm vụ phù hợp, sát thực tế, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, bổ sung, hoàn thiện theo xu hướng ngày càng phù hợp với nước ta; đúng với chủ trương của Đảng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

Bên cạnh đó, Thủ tướng mong muốn người cao tuổi tiếp tục phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, là cầu nối của Đảng với nhân dân; coi trọng công tác tuyên truyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng, trách nhiệm của Nhà nước, xã hội đối với người cao tuổi; phát huy tốt nhất sự đóng góp, cống hiến của người cao tuổi đối với gia đình và xã hội.

Thủ tướng Chính phủ cơ bản đồng ý với các đề xuất, kiến nghị của Hội Người cao tuổi; chỉ đạo, các bộ, ngành liên quan cùng Hội giải quyết từng công việc một. Trong đó nên xây dựng một số mô hình trên tinh thần cái gì đã "chín", đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì triển khai ngay; những gì còn chưa rõ, chưa hoàn thiện thể chế thì mạnh dạn thí điểm, rút kinh nghiệm, mở rộng dần.

Về nguồn lực, Thủ tướng nêu rõ, mỗi địa phương phải căn cứ tình hình cụ thể để cân đối với mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn và phát huy nguồn lực của người cao tuổi tốt hơn.

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.