Các khách sạn, quán bar và bảo tàng ở Pháp lãi lớn nhờ Olympic

(Ngày Nay) - Olympic Paris 2024 đã mang lại cú hích rất cần thiết cho nền kinh tế nước chủ nhà Pháp nhờ lượng khách du lịch tăng cao giúp thúc đẩy doanh số tại các khách sạn, quán bar, nhà hàng và bảo tàng.
Các khách sạn, quán bar và bảo tàng ở Pháp lãi lớn nhờ Olympic

Nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực đồng euro kỳ vọng Olympic sẽ giúp thúc đẩy đà tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế nước này. Cơ quan thống kê Pháp dự báo doanh số vé xem các trận thi đấu Olympic, bản quyền truyền hình và các hoạt động du lịch sẽ tăng 0,3 điểm phần trăm.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ La Tribune Dimanche đăng tải ngày 11/8, Bộ trưởng Du lịch Olivia Gregoire cho biết số lượng khách lưu trú tại các khách sạn ở các thành phố tổ chức các sự kiện Olympic đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng người đến thăm các bảo tàng ở thủ đô Paris và chi tiêu tại các nhà hàng và quán bar của thành phố cũng tăng trung bình 25%.

Đầu tháng này, công ty dịch vụ thẻ ngân hàng và giao dịch tài chính Visa của Mỹ, một trong những nhà tài trợ của Thế vận hội, cũng cho biết dữ liệu giao dịch thẻ của hãng cho thấy các doanh nghiệp nhỏ ở Paris ghi nhận doanh số tăng.

Liên quan đến tình hình kinh tế Pháp, Ngân hàng Pháp (Bank of Franc) ngày 11/8 thông báo nền kinh tế nước này đang trên đà tăng trưởng ít nhất 0,35% trong quý III nhờ sự thúc đẩy từ các hoạt động liên quan đến Olympic./.

Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc
(Ngày Nay) - Tối ngày 18/9 (tức ngày 16 tháng Tám năm Giáp Thìn) tại Đền Kiếp Bạc thuộc Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, thành phố Chí Linh đã diễn ra Lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc.
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
Lạm phát hạ nhiệt, Fed mạnh tay giảm lãi suất
(Ngày Nay) - Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5 điểm phần trăm, bắt đầu chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, trong bối cảnh lạm phát đang hạ nhiệt một cách ổn định và lo ngại ngày càng tăng về sức khỏe của thị trường lao động.
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
Rà soát khách quan, minh bạch mức độ thiệt hại do bão số 3
(Ngày Nay) - Tại cuộc họp ngày 18/9 về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3, Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú đã đề nghị các tổ chức tín dụng (TCTD) rà soát khách quan, minh bạch theo mức độ ảnh hưởng và phân loại đối tượng bị thiệt hại để có chương trình hỗ trợ phù hợp.
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
Hà Nội: Điều chỉnh giao thông trên Đại lộ Thăng Long
(Ngày Nay) - Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa ban hành thông báo điều chỉnh tổ chức giao thông trên Đại lộ Thăng Long bắt đầu từ 9 giờ ngày 17/9/2024 đến khi có thông báo thay thế. Thông báo này thay cho Thông báo số 993/TB - SGTVT ngày 16/9/2024 của Sở Giao thông Vận tải.
Ảnh minh hoạ.
Biện pháp tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế có đang bị lạm dụng?
(Ngày Nay) - Tạm hoãn xuất cảnh là biện pháp hiệu quả để thu hồi nợ thuế, đảm bảo nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp đối với nhà nước. Tuy nhiên, nếu bị lạm dụng, áp dụng tràn lan, có thể gây ra nhiều hệ lụy cho các doanh nghiệp Việt đang nỗ lực vượt khó, phục hồi trong bối cảnh nền kinh tế nói chung chịu nhiều biến động. .
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
Cứu trợ phải “nhanh, khả thi, có trọng tâm, trực tiếp”
(Ngày Nay) - “Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.
Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là di sản tư liệu thứ ba của triều Nguyễn được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2016.
Không phân biệt cao - thấp với di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Sau 23 năm Luật Di sản văn hóa và 15 năm Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa đi vào cuộc sống, Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) sẽ được tiếp tục thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 21/10/2024. Dự luật mới kiên trì bảo vệ quan điểm không xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể theo Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể.