Phú Thọ: Nước rút tới đâu, khắc phục tới đó

(Ngày Nay) - Với tinh thần “nước rút tới đâu, khắc phục tới đó”, hiện nay nhiều địa phương của tỉnh Phú Thọ đang dồn sức khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất của người dân sau ảnh hưởng của mưa lũ.
Phú Thọ: Nước rút tới đâu, khắc phục tới đó

Tại huyện Hạ Hòa, nơi thiệt hại nặng nhất vì bão số 3, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đang được các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương tiến hành khẩn trương. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an cùng các đội cứu hộ đã được huy động đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất để hỗ trợ người dân dọn dẹp, khơi thông đường giao thông, khôi phục lại các cơ sở hạ tầng thiết yếu. Các biện pháp khử trùng, tiêu độc, tẩy uế và vệ sinh môi trường ở các khu vực bị tràn ngập đang được triển khai. Lực lượng chức năng đang tiếp tục rà soát và kiểm tra các công trình, đặc biệt là các tuyến đê, hồ đập và những vị trí có nguy cơ sạt lở, nhằm đưa ra phương án phòng, chống và xử lý kịp thời.

Mặt trận Tổ quốc huyện Hạ Hòa đã tiếp nhận và phân phối kịp thời các nguồn hỗ trợ từ nhiều tổ chức, cá nhân đến các xã bị ảnh hưởng bởi thiên tai. Các loại nhu yếu phẩm như: nước lọc (1.128 thùng), lương khô (1.504 gói), bánh chưng (700 chiếc), bánh mì (2.385 chiếc), sữa tươi (707 thùng), thuốc men, quần áo và nhiều đồ dùng thiết yếu khác đã được cung cấp. Bên cạnh đó, hơn 80 chuyến xe cứu trợ từ các tỉnh, thành phố như: Huế, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Nội, Việt Trì, Vĩnh Phúc... cũng đã chuyển lương thực, thực phẩm và vật tư, thuyền cứu hộ để hỗ trợ các xã trong vùng bị ảnh hưởng nặng nề của huyện.

Tại huyện Cẩm Khê, tranh thủ nước lũ trên sông Thao rút chậm, các lực lượng như công an, quân sự, dân quân tự vệ, Trung tâm Y tế và người dân bị ảnh hưởng lũ tại các xã, thị trấn của huyện cũng đang tập trung dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường để ổn định cuộc sống. Huyện Cẩm Khê đã huy động hơn 500 người gồm lực lượng Công an, Quân sự, Dân quân tự vệ cùng chính quyền và người dân thị trấn Cẩm Khê, xã Minh Tân, Tuy Lộc... giúp người dân ổn định cuộc sống sau lũ. Trung tâm Y tế huyện cũng đã cử các tổ lưu động xuống trực tiếp cùng Trạm Y tế đến từng hộ dân xử lý môi trường, hướng dẫn các hộ dân xử lý bùn đất, rác thải, xác súc vật, gia cầm chết trên địa bàn; đồng thời cung cấp thuốc, vật tư, vật chất, hóa chất khử trùng, tiêu độc cho các hộ dân xử lý môi trường sau khi nước rút.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Phú Thọ cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ, đến ngày 12/9, toàn tỉnh đã có 1 người chết do sạt lở đất ở huyện Hạ Hòa; 9 người bị thương (trong đó có 8 người trong vụ sập cầu Phong Châu); 280 nhà bị hư hỏng do cây đổ, tốc mái (trong đó 6 nhà bị thiệt hại hoàn toàn); 6.800 hộ dân phải di dời do ngập lụt; 27 công trình trường học, nhà văn hóa, cơ sở y tế bị hư hỏng; hơn 5.300 ha lúa, hoa màu, cây trồng bị gãy, đổ; sạt lở 26.000 m3 đất đá trên các tuyến đường; nhiều vị trí đê bị vỡ, đùn sủi, phải xử lý chống tràn... Tổng giá trị thiệt hại ước tính trên 250 tỷ đồng (chưa bao gồm sập cầu Phong Châu).

Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
Hội đồng Bảo an LHQ kêu gọi tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 18/11 (giờ New York), các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho những người dân đang gặp khó khăn ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo rằng tình hình ở khu vực này đang trở nên tồi tệ hơn.
Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.