Biểu tượng Djed có hình dạng một cột trụ hay trục thẳng đứng. Nó thường có 4 thanh ngang gần trên đỉnh, với nhiều đường thẳng đứng giữa các thanh ngang. Nó cũng có 4 đường kẻ ngang cuốn quanh cổ dưới thanh ngang đầu tiên.
Một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích ý nghĩa của biểu tượng bí ấn này và nó tượng trưng cho điều gì.
Có nhiều giả thuyết khác nhau về biểu tượng Djedcủa người Ai Cập cổ đại |
Nhiều người tin rằng rằng Djed là biểu tượng của thần Osiris, cụ thể là xương sống của vị thần này. Theo thần thoại Ai Cập, Osiris là vị thần của thế giới bên kia. Trong chuyến thăm thần Set (vị thần đại diện cho sự hỗn loạn, sa mạc, bão táp và bạo lực), Osiris đã bị lừa trèo vào một quan tài được đóng theo đúng kích thước của mình. Thần Osiris nhanh chóng ngạt thở và chiếc quan tài bị ném xuống dòng sông Nile. Cuối cùng, quan tài trôi dạt vào bờ biển Byblos, ở Syria.
Một bức vẽ Djed (giữa) trên phiến đá steatit có niên đạitrong khoảng 1070 – 703 trước Công nguyên |
Một cây thánh mọc rất nhanh xung quanh và dễ của nó bọc kín quan tài. Nhà vua của vùng đất này, do không nhận thức được sự hiện diện của cỗ quan tài, đã rất kinh sợ trước tốc độ tăng trưởng của cây và ra lệnh đốn hạ nó để sử dụng làm cột trụ trong cung điện của mình. Trong quá trình tìm kiếm chồng, vợ của thần Osiris là Isis đã phát hiện thi thể của ngài bên trong cột trụ. Bà làm quen với nhà vua cũng như hoàng hậu và khi được họ ban cho ân huệ, bà đã đề nghị có được chiếc cột trụ. Sau khi nhận được chiếc cột, bà đã giải thoát xác chồng và thánh hóa cây cột. Kể từ đó, cột trụ được gọi là Djed.
Theo các giả thuyết khác, Djed là một cột trụ có khả năng sinh sản được làm từ hoặc bao quanh bởi cây hay lau sậy. Vì Ai Cập là vùng đất không có cây cối, nên biểu tượng này có thể tượng trưng cho tầm quan trọng của cây cối được nhập về từ Syria.
Biểu tượng Djed xuất hiện trong một bức vẽ vềMặt trời và sự tái sinh |
Điều này cũng liên quan với câu chuyện cơ thể của thần Osiris được bao phủ trong một thân cây. Một số giả thuyết khác cho rằng Djed là biểu tượng của trụ chống trời. Trong một cung điện, cột trụ có thể bao quanh cửa sổ và khi nhìn từ một góc phù hợp, những chiếc cột trụ này đang chống đỡ bầu trời.
Biểu tượng Djed cũng được sử dụng trong một nghi lễ có tên là “dựng Djed”. Nghi lễ này miêu tả chiến thắng của thần Osiris trước thần Set. Trong nghi lễ, vua Ai Cập cổ đại sẽ sử dụng xây để dựng một cột trụ với sự trợ giúp của các thầy tu. Nghi lễ này diễn ra vào thời gian khi mùa vụ trong năm bắt đầu và các cánh đồng đã được gieo hạt. Đây là một trong lễ hội kéo dài 17 ngày để tôn vinh thần Osiris. Ý nghĩa của nghi lễ dựng Djed bao gồm sự phục sinh của thần Osiris và sức mạnh và ổn định của vương quốc.
Bức vẽ trên tường về nghi lễ “dựng Djed” |
Djed cũng được sử dụng như một lá bùa hộ mệnh được đặt gần xương sống của xác ướp và được vẽ trên quan tài của họ. Tấm bùa có ý nghĩa cho phép người đã khuất được sống muôn đời và đảm bảo sự phục sinh của họ. Cuốn sách “Egyptian Book of the Dead” (tạm dịch: Tử thư của người Ai Cập) có hình vẽ được chú thích là bùa hộ mệnh được đặt trên xác ướp, với hy vọng rằng nó sẽ cho phép người đã khuất đứng dậy và sử dụng xương sống của họ.
Tượng Djed được tìm thấy trong dòng chữ tượng hìnhtại Deir el-Bahri |
Ngoài ra, biểu tượng còn xuất hiện trên các bản khắc chữ tượng hình và thậm chí còn là một phần của các công trình kiến trúc. Sự xuất hiện phổ biến của Djed cho thấy rằng biểu tượng này vừa rất quan trọng và vừa rất thiêng liêng trong hệ thống tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại.