Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội

(Ngày Nay) - Mùng 8 Tết Đinh Dậu 2017, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp kiểm tra tiến độ thi công 2 dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội. 
Yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội

Báo cáo tiến độ, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, dự án Cát Linh - Hà Đông (do Bộ GTVT làm chủ đầu tư) đến nay đã hoàn thành 90% khối lượng xây lắp, đến tháng 9.2017 có thể chạy thử. Dự án sử dụng vốn vay của Trung Quốc ban đầu là 419 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ VN là 133 triệu USD, tổng mức đầu tư sau điều chỉnh là 886 triệu USD, tăng 250 triệu USD vốn vay từ Trung Quốc.

Riêng tuyến Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ, mới hoàn thành 30% khối lượng công việc và đến năm 2021 mới hoàn thành. Vướng mắc hiện nay là giải phóng mặt bằng, đặc biệt là phần công trình ngầm tại 4 ga Kim Mã, Cát Linh, Văn Miếu, Trần Hưng Đạo. Dự án do UBND TP.Hà Nội làm chủ đầu tư, tổng mức đầu tư ban đầu là 783 triệu euro, nhưng đã phải điều chỉnh vốn tăng lên 1.176 triệu euro, tăng 393 triệu euro.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng cho rằng, ùn tắc giao thông đang là thách thức với các đô thị lớn, ảnh hưởng tới kinh tế cũng như chất lượng cuộc sống người dân. Để giảm ùn tắc, các dự án đường sắt đô thị có vai trò rất quan trọng. Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị, với chiều dài theo quy hoạch tầm nhìn tới năm 2050 là 305 km. Tuy nhiên, cả 2 tuyến Nhổn - ga Hà Nội và Cát Linh - Hà Đông đều chậm tiến độ, ảnh hưởng đến lộ trình giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội.

Phó thủ tướng cũng chỉ ra những nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ như thể chế liên quan đến đầu tư phát triển đường sắt đô thị, đặc biệt còn thiếu kinh nghiệm trong hình thức thầu trọn gói (EPC). “Trọn gói nhưng cuối cùng lại điều chỉnh. Trọn gói là mua cả mớ, nhưng chúng ta không nắm được, dẫn đến phải điều chỉnh vốn. Chậm tiến độ do đánh giá gói thầu không chuẩn, như tuyến Cát Linh - Hà Đông phải điều chỉnh vốn mới thực hiện được dự án”, Phó thủ tướng nhấn mạnh. Ngoài ra, công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội cũng rất khó khăn.

Phó thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án, các bộ ngành phối hợp giải quyết các khó khăn trong thẩm quyền, nếu vượt quá thì báo cáo Thủ tướng quyết định. Ngoài ra, đường sắt Cát Linh - Hà Đông phải là công trình văn hóa, hoàn thiện phải đẹp, như công trình 4 - 5 sao về chất lượng.

 Theo Thanh Niên

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.