Mì chính liệu có hại cho sức khỏe như chúng ta tưởng tượng?

Những băn khoăn về mì chính - thứ gia vị thường xuyên được sử dụng trong các món ăn hàng ngày ở khắp mọi nơi trên thế giới cho đến nay vẫn đặt giữa hai câu hỏi mì chính có lợi hay có hại ?
Mì chính liệu có hại cho sức khỏe như chúng ta tưởng tượng?

Mì chính là một thành phần hóa học được giáo sư Kikunae Ikeda của Đại Học Tokyo phát hiện ra vào 1908.

Mì chính là gia vị tạo thêm chất ngọt trong món ăn mà theo người tìm ra nó thì đó chính là vị ‘Umami’ hay còn gọi là vị ‘ngọt thịt’, một vị mới bên cạnh bốn vị giác cơ bản là ngọt, mặn, chua, đắng.

Glutamate là thành phần có trong mì chính. Nó là một acid amin được tạo ra một cách tự nhiên trong rất nhiều thực phẩm kể cả cà chua, pho mát, nấm khô, xì dầu và có trong các loại rau, quả khác.

Khi được sản xuất, người ta ổn định chất này thành dạng bột tinh thể như thường thấy ở mì chính ngày nay. Thương hiệu mì chính Ajinomoto sau này đã trở thành gia vị phổ biến nhất trên thế giới.

Tiếng xấu về mì chính bắt đầu vào năm 1968 khi tiến sỹ Ho Man Kwok viết một lá thư cho Tạp Chí Y Khoa New England suy ngẫm về nguyên nhân có thể có của một hội chứng mà ông thường cảm nhận thấy mỗi khi ăn ở các nhà hàng Trung Quốc.

Ông mô tả mình cảm thấy tê tê ở sau cổ, sau đó lan xuống cánh tay và lưng, cũng như bị cơ thể bị yếu đi và mạch đập nhanh.

Ông cho rằng nguyên nhân có lẽ là do mì chính được dùng quá nhiều trong các nhà hàng Trung Quốc.

Mì chính liệu có hại cho sức khỏe như chúng ta tưởng tượng? ảnh 1

Các nhà hàng Trung Quốc đã từng phải để các biển cảnh báo rằng các món ăn của mình không sử dụng mì chính.

Từ quan điểm đó, một làn sóng cho rằng mì chính không tốt cho sức khỏe đã lan tỏa nhanh trên mạng internet, trong các sách báo, những nghiên cứu của nhiều nhà khoa học sau này, khiến cho nhiều người đã từ bỏ hẳn mì chính.

Thậm chí làm cho các nhà hàng Trung Quốc phải quảng cáo là họ không dùng mì chính trong các món ăn của mình.

Một thí nghiệm trên chuột cũng thấy rằng khi tiêm những liều rất lớn mì chính vào dưới da chuột con mới đẻ sẽ nảy sinh các đốm tế bào chết ở não chuột.

Khi các con chuột này trưởng thành chúng nhỏ bé nhưng lại bị, béo phì, và một số trường hợp còn mất khả năng sinh sản.

Nhưng với các thí nghiệm trên loài khỉ, các kết quả thu được sau 19 lần lại không có những biểu hiện tương tự.

Những nghiên cứu trên người cũng không đủ cơ sở để kết luận mì chính có hại cho sức khỏe.

Trong một nghiên cứu, 71 người khỏe mạnh được sử dụng một liều lượng mì chính thật và các viên thuốc chứa mì chính giả.

Các nhà nghiên cứu thấy rằng các triệu chứng giống như khi ăn ở "nhà hàng Trung Quốc" xảy ra xấp xỉ như nhau, cho dù người tham gia uống mì chính thật hay uống viên giả mì chính.

Nhằm giải quyết dứt điểm chủ đề này, vào năm 1995 Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) đã giao trách nhiệm cho Hiệp Hội Các Công ty Mỹ Về Sinh Học Thực Nghiệm xem xét tất cả các nghiên cứu và bằng chứng để quyết định xem mì chính có có thực sự gây hại như con người đang tưởng tượng hay không.

Cơ quan này đã kết luận rằng có đủ bằng chứng khoa học để nói rằng có tồn tại một nhóm người khỏe mạnh trong dân chúng có thể có phản ứng xấu nếu sử dụng một lượng lớn mì chính, thường thì phản ứng xảy ra một giờ sau khi sử dụng.

Mì chính liệu có hại cho sức khỏe như chúng ta tưởng tượng? ảnh 2

Về cơ bản mì chính được cho là an toàn cho sức khỏe con người.

Nhưng phản ứng này chỉ xuất hiện khi sử dụng tới 3 gram mì chính trở lên trong khi trung bình một ngày con người chỉ sử dụng khoảng 0,55 gram mì chính.

Một nghiên cứu vào năm 2000 đã thử nghiệm với 130 người mà tự họ cho rằng họ có phản ứng với mì chính.

Những người mạnh khỏe này trước tiên nhận được một liều mì chính không kèm thức ăn.

Nếu ai đó có số triệu chứng vượt qua một mức nhất định trong bảng 10 triệu chứng, thì họ sẽ được thử nghiệm lại với cùng liều như cũ (hoặc mì chính giả) để xem phản ứng có nhất quán hay không. Họ cũng sẽ được thử nghiệm với liều cao hơn để xem có tăng triệu chứng không.

Sau một vòng nữa thử nghiệm lại, chỉ thấy có 2 người trong số 130 người là có biểu hiện phản ứng nhất quán với mì chính thật, không có phản ứng với mì chính giả.

Nhưng sau đó, khi họ được thử nghiệm lại với mì chính trong thức ăn thì phản ứng của họ vẫn bình thường. Do đó giả thuyết có những phản ứng không tốt cho sức khỏe do sử dụng nhiều mì chính đã bị lung lay.

Do vậy Cục Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ (FDA) nói rằng việc cho mì chính vào thức ăn ‘nhìn chung được công nhận là an toàn’.

Mạnh Kiên

Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.