Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa

JH-7 và J-11 chỉ là những tiêm kích đời cũ được Trung Quốc mới cải tiến. Hỏa lực của những chiến đấu cơ này được cho là không thể sánh bằng F-22 của Mỹ.
Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa

Fox News dẫn các nguồn thông tin tình báo từ Mỹ cho biết, Trung Quốc đã cử các các chiến đấu cơ J-11 và tiêm kích bom JH-7 ra khu vực không phận xung quanh đảo Phú Lâm nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Động thái này của Trung Quốc được cho là tiếp diễn hành động gây leo thang an ninh quân sự ở khu vực Biển Đông khi nước này đã tiến hành triển khai dàn tên lửa đất đối không HQ-9 ra đảo Phú Lâm từ vài ngày trước đó.

Tây An JH-7 là loại máy bay tiêm kích ném bom được trang bị trong lực lượng không quân thuộc hải quân Trung Quốc. Theo những thông tin mà truyền thông nước này mô tả, JH-7 với những cải tiến gần đây được coi là khắc tinh đối với tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ - vũ khí mà Nhà Trắng đã mang đến Hàn Quốc sau vụ thử tên lửa hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian vừa qua.

Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa ảnh 1

Tiêm kích "Tây An" JH-7.

Theo đó, JH-7 được trang bị công nghệ hiện đại, trang bị các tên lửa không đối không chống bức xạ tầm trung có khả năng phát hiện và bắn hạ những chiến đấu cơ tàng hình như F-22 của Mỹ.

Theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, JH-7 có bán kính tác chiến và tốc độ tương đương với tiêm kích J-11, và khi bay phối hợp với các loại tiêm kích này, nó có thể hình thành một lớp khiên phòng thủ điện tử bảo vệ chiến đấu cơ khỏi các máy bay tàng hình của đối phương.

JH-7 là mẫu máy bay tiêm kích-ném bom mới nhất và có tỷ lệ nội địa hóa cao của Trung Quốc. Tuy nhiên những chuyên gia quân sự đã nhanh chóng chỉ ra những điểm yếu của loại máy bay này, nó chỉ có tốc độ trung bình với động cơ Mk.202/WS-9, và khả năng mang vũ khí chỉ có 6.5 tấn, thấp hơn so với Sukhoi Su-24 và Su-30 (8 tấn), và General Dynamics F-111 (14 tấn).

Lợi thế của JH-7 đó là mẫu máy bay này đơn giản và nhẹ hơn so với máy bay Su-24 hay F-111 cánh cụp cánh xòe, và rẻ hơn rất nhiều so với máy bay tiêm kích đa chức năng Su-30 hiệu năng cao. Khả năng mang vũ khí cho phép nó có thể mang được từ 2 tên lửa sản xuất ở Trung Quốc YJ-82 trong nhiệm vụ tấn công trên biển.

JH-7 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo nó từ năm 1973 nên đây được coi là điểm yếu của loại máy bay này với những vấn nạn về động cơ, điều khiển và vũ khí tấn công chính xác.

Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa ảnh 2

Tiêm kích "Thẩm Dương" J-11.

Loạt JH-7 đầu tiên sử dụng động cơ nội địa WS-9 ra đời giữa thập niên 90 nhưng chất lượng quá kém, loại máy bay này được đánh giá là có mặt còn không bằng tiêm kích bom cổ xưa của Nga là Su-24.

Bên cạnh JH-7, Trung Quốc còn cử thêm máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 Thẩm Dương J-11 - mẫu máy bay được cải tiến dựa trên kiểu máy bay Sukhoi Su-27SK.

Chiến đấu cơ này đã từng được Trung Quốc triển khai trên đường băng đảo Phú Lâm vào năm ngoái trong một thời gian ngắn. Tiêm kích J-11 ngày nay được coi là vũ khí đóng vai trò chủ lực của không quân Trung Quốc. Mặc dù vậy chiến đấu cơ này chỉ được coi là “hàng nhái” với khả năng không hiệu quả như những gì truyền thông nước này mô tả.

Trước đó, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về bản quyền để chế tạo 200 chiếc Sukhoi Su-27S trong nước năm 1996 và Nga sẽ lo việc cung cấp hệ thống điện tử, ra đa và động cơ. Tuy nhiên phía Nga đã dẹp bỏ thỏa thuận do phát hiện Trung Quốc đã tiến hành sao chép công nghệ và động cơ để phát triển J-11.

Biến thể do Trung Quốc chế tạo từ Su-27SK với 70% các bộ phận do Trung Quốc tự sản xuất, với một số cải tiến so với Su-27SK nguyên bản, đó là radar, thiết bị điều khiển bay và thêm khả năng tấn công cường kích.

Radar của J-11 được cải tiến có thể theo dõi đồng thời 10 mục tiêu. Tuy nhiên, khi chọn 1 mục tiêu trong số 10 mục tiêu theo dõi để tấn công, radar nguyên bản sẽ mất tất cả 9 mục tiêu theo dõi còn lại, và phải khởi động lại một quá trình theo dõi khác sau khi tấn công. Thiết bị điều khiển bay được trang bị tổng cộng 2 màn hình hiển thị.

Cho dù được bổ sung thêm khả năng tấn công cường kích, J-11 vẫn không có khả năng cường kích đầy đủ như các mẫu máy bay chiến đấu mới, vì sự hạn chế của radar, các tên lửa không đối đất dẫn hướng bằng radar không thể lắp đặt trên máy bay này.

Sức mạnh tiêm kích 'nhái' Trung Quốc đưa trái phép ra Hoàng Sa ảnh 3

Tàu sân bay Liêu Ninh.

Bên cạnh đó J-11 nội địa vẫn còn mang nhiều lỗi đến mức từng có thời gian ngay cả lực lượng không quân và không quân hải quân của Trung Quốc cũng đã 2 lần từ chối trang bị.

Khi tham gia một cuộc diễn tập cùng quân đội Thái Lan hồi năm ngoái, các phi công Trung Quốc đã bị sốc khi nhận thấy tiêm kích J-11 của họ luôn cất cánh chậm hơn tới một phút so với phi cơ JAS 9 Gripen do Thụy Điển sản xuất được biên chế trong không quân Thái Lan.

Với tầm hoạt động của J-11 lên tới 1.500 km, và có thể bay xa hơn nữa nếu được gắn thêm thùng dầu phụ, việc đưa J-11 xuống Hoàng Sa sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động của mình trong bán kính hơn 1.000 km xung quanh đảo Phú Lâm.

Nếu được triển khai thêm tàu sân bay Liêu Ninh trên biển, các chiến đấu cơ của Trung Quốc có thể kiểm soát và thực thi khả năng quân sự của mình trên khắp Biển Đông.

Theo chuyên gia quân sự David Tsui thuộc Đại học Tôn Dật Tiên, Đài Loan, nhận định mặc dù Tiêm kích J-11 và tiêm kích bom JH-7 kết hợp với các giàn tên lửa HQ-9 có thể hình thành nên những lớp chiến đấu đan xen quanh quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng những hạn chế về công nghệ của các loại vũ khí này sẽ không thể giúp cho Trung Quốc giành được thế chủ động một khi đối đầu với những vũ khí tối tân của phương Tây hay cụ thể hơn là những chiến đấu cơ tàng hình hiện đại F-22 hay F-35 của Mỹ.

J.K

Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Google "nín thở" chờ phán quyết trong vụ kiện chống độc quyền ở Mỹ
Ngày 3/5, Tập đoàn Google và Bộ Tư pháp Mỹ đã kết thúc phần tranh luận cuối cùng liên quan đến cáo buộc công ty con của Alphabet vi phạm luật chống độc quyền ở mảng công cụ tìm kiếm và quảng cáo trực tuyến. Đây là vụ kiện mang tính bước ngoặt, được đánh giá là có khả năng định hình “tương lai của Internet”.