10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay

10 bản thảo dưới đây là số ít trong những hàng nghìn bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn vẫn tồn tại cho đến ngày nay. Chúng được khắc lên đồng, viết trên giấy cói, khắc trên những phiến đá và thậm chí được viết bằng mực từ vàng và kim loại quý.
10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay

1. Bản thảo Đôn Hoàng

Các bản thảo Đôn Hoàng là một bộ sưu tập khoảng 20.000 cuốn sách quan trọng được tìm thấy trong quần thể hang Mạc Cao tại Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Các bản thảo viết tay này có niên đại từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên và chúng được bảo quản trong hang động suốt 900 năm.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 1

Mặc dù các bản thảo Đôn Hoàng chủ yếu là các kinh sách Phật giáo, nhưng cũng có những loại kinh sách tôn giáo khác nữa, bao gồm của Đạo giáo, Cảnh giáo và giáo phái Manichean. Ngoài ra, cũng có các bản thảo viết về nhiều lĩnh vực như toán học, lịch sử, thiên văn học và văn học.

Một trong những điểm nổi bật của các bản thảo Đôn Hoàng là chúng mang đậm tính văn học dân gian và khắc họa cuộc sống của những con người bình dân.

2. Kinh Kangyur được viết bằng 9 loại đá quý

Người Tây Tạng đã theo một dạng Saman giáo có tên là Bon. Từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, Phật giáo dần dần được truyền bá tới vùng này. Những thuyết giáo của đạo Phật được dịch sang tiếng Tây Tạng, nhưng việc biên dịch chỉ hoàn thành vào thế kỷ thứ 14. Điều này hình thành nên Kinh sách Phật giáo Tây Tạng, bao gồm kinh Kangyur.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 2

Một trong nhưng sao chép của cuốn kinh Kangyur được viết bằng mực làm từ 9 loại đá quý, bao gồm vàng, bạc, san hô, ngọc trai, xà cừ, ngọc lam, đá thiên thanh đồng và sắt. Đầu tiên, những loại đá quý này được nghiền thành bột và đặt vào những chiếc cốc riêng. Nước tinh khiết từ suối hay nước mưa được sử dụng để trộn với chất dính ngọt đặc biệt và sữa dê, rồi được cho vào trong mỗi cốc để làm thành mực. Sau đó, một chiếc bút sơn làm từ lông chồn zibelin được dùng để viết lên một loại giấy đen đã qua sơ chế. Bên cạnh văn bản, kinh Kangyur cũng bao gồm các bức họa theo trường phái Zanabazar.

3. Bàn ngọc lục bảo huyền thoại

Bàn ngọc lục bảo được cho là một chiếc bàn được làm từ ngọc lục bảo hoặc đá xanh được khắc những bí mật của vũ trụ. Nguồn gốc của chiếc bàn này cho đến nay vẫn chưa được xác định, nên có rất nhiều câu chuyện huyền thoại xung quang nó.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 3

Một truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng chiếc bàn được tìm thấy trong một hầm mộ dưới tượng thần Héc-mét ở Tyana. Một số câu chuyện huyền thoại khác cho rằng nó được viết bởi Seth - người con trai thứ ba của Adam và Eve.

4. Cuốn sách giấc mơ của người Ai Cập

Cuốn sách giấc mơ của người Ai Cập được viết trên vật liệu giấy cói với ký tự chữ viết của thầy tu. Giấy cói này được tìm thấy trong ngôi làng Deir el-Medina của các công nhân người Ai Cập cổ đại, gần khu vực Thung lũng của các vị Vua.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 4

Mỗi trang của cuộn giấy cói bắt đầu bằng một cột dọc các ký hiệu thầy tu được dịch là “Nếu một người nhìn thấy bản thân mình trong giấc mơ”. Trong mỗi hàng ngang sau đó là một giấc mơ được miêu tả dựa trên các nhận định ‘tốt’ và ‘xấu’, kèm theo những lời diễn giải tương ứng. Ví dụ, nếu một người nhìn thấy bản thân mình trong giấc mơ đang nhìn ra ngoài cửa sổ, thì sẽ rất ‘tốt’. Những giấc mơ tốt đẹp được liệt kê trước, sau đó mới là những giấc mơ không tốt.

5. Cuộn giấy bằng đồng

Cuộn giấy bằng đồng là một của bộ sưu tập các tài liệu từ thế kể thứ 1, được phát hiện trong các hang ở Qumran, Bờ Tây. Cuốn giấy bằng đồng khác hoàn toàn với những tài liệu được lưu giữ trong thư viện Qumran, về tác giả, văn bản, kiểu cách, ngôn ngữ, thể loại, nội dung và hoàn cảnh. Vì thế, các học giả tin rằng nó phải được đặt vào trong hang động vào thời điểm khác với những tài liệu cổ đại còn lại.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 5

Giáo sư Richard Freund cho biết cuốn sách bằng đồng “có thể là tài liệu đặc thù nhất, quan trọng nhất, nhưng lại ít được hiểu nhất.”

Không giống các cuộn giấy khác, vốn là các tác phẩm văn học, cuộn giấy đồng chứa một danh sách. Đó không phải là một danh sách bình thường, thực ra nó chứa các chỉ dẫn đến 64 địa điểm lưu trữ một số lượng kho báu đáng kinh ngạc. 63 địa điểm trong đó đã dẫn đến các kho báu chứa vàng và bạc, với khối lượng lên đến cả tấn.

6. Danh sách các vị vua Sumer

Trong số rất nhiều các cổ vật được khai quật tại những nơi từ là thành phố của người Sumer ở Iraq, bản thảo ghi lại danh sách các vị vua Sumer được quan tâm nhiều nhất. Điều khiến bản thảo này trở nên đặc biệt là vì danh sách này đã trộn lẫn những vị vua huyền thoại trước các triều đại chính thức với các vị vua có thật trong lịch sử.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 6

Danh sách này có giá trị vô cùng to lớn vì nó phản ánh các giá trị truyền thống cổ đại, đồng thời cung cấp một khung thời gian quan trọng liên quan đến các thời kỳ trị vì khác nhau ở Sumeria.

7. Các cuốn sách y học bằng thẻ tre của danh y Biển Thước

Vào năm 2013, các nhà khảo cổ học đã khai quật được 920 cuộn thẻ tre trong bốn ngôi mộ thuộc triều đại Tây Hán (từ năm 206 trước Công Nguyên đến năm 2 sau Công nguyên) ở thị trấn Thiên Hồi ở phía tây nam thành phố Thành Đô, Trung Quốc. Cuốn sách bằng thẻ che này chứa các phương thuốc trị bệnh có lịch sử đã gần 2.000 năm.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 7

Quá trình phân tích văn bản đã tiết lộ rằng một số bản thảo được viết bởi danh y Biển Thước. Quá trình dịch thuật cũng cho thấy những nội dung đáng chú ý trong các bản thảo y học cổ đại này. Các chuyên gia nói rằng công trình này chủ yếu dựa vào chẩn bệnh bằng bắt mạch. Các biện pháp khác được đề cập đến bao gồm nội khoa, phẫu thuật, phụ khoa, da liễu, nhãn khoa và khoa chấn thương.

8. Bộ luật Hammurabi

Đây là một trong những bộ sưu tập văn bản luật nổi tiếng nhất từ thế giới cổ đại. Hammurabi (trị vì từ 1792-1750 trước Công nguyên) là vị vua thứ 6 của triều đại thứ nhất của Babylon. Trong thời kỳ trị vì, ông đã tập trung vào mở rộng bờ cõi, góp phần biến Babylon thành một cường quốc lớn mạnh ở khu vực Lưỡng Hà.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 8

Khi Hammurabi qua đời, Babylon đã kiểm soát toàn bộ khu vực Lưỡng Hà, nhưng các thế hệ kế tục ông không thể duy trì quyền lực này. Mặc dù đế chế của của Hammurabi suy tàn nhanh chóng, nhưng bộ luật do ông soạn thảo đã vẫn tồn tại qua sự tàn phá của thời gian và nó mới được các nhà khảo cổ học tái phát hiện vào thế kỷ 20. Bộ luật này đề cập rất nhiều loại tội phạm và hình phạt áp dụng, và được mô tả như một hệ thống công lý ‘máu phải đền bằng máu’.

9. Bản thảo Takenouchi

Bản thảo Takenouchi là một bộ các tài liệu bí ẩn được một người tên là Takenouchi Matori biên soạn lại vào 1500 năm trước bằng các ký tự kết hợp tiếng Nhật và tiếng Trung từ các tài liệu thậm chí còn cổ hơn.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 9

Theo truyền thuyết, các tài liệu nguyên gốc được viết bằng các ký tự thần thánh trong hàng thiên niên kỷ trước đây bởi ‘các vị thần.’ Việc cố gắng làm sáng tỏ nguồn gốc và tính xác thực của các tài liệu Takenouchi hiện vẫn là nhiệm vũ bất khả thi, vì các bản thảo gốc đã bị chính quyền tịch thu rồi bị thất lạc sau đó. Vì thế, có rất nhiều sự suy đoán xoay quanh tính chân thực của tài liệu Takenouchi.

10. Bản thảo cổ đại Timbuktu

Nằm tại cửa ngõ dẫn tới sa mạc Sahara ở Mali hiện tại, Timbuktu là một trong những thành phố châu Phi có tên gắn liền với lịch sử lâu đời. Được thành lập vào thế kỷ thứ 5, thành phố đã trở thành một thủ đô của tri thức và tâm linh, vươn tới thời kỳ hoàng kim của nó vào thế kỷ thứ 15 và 16.

10 bức bản thảo quý giá thời cổ đại may mắn còn lưu giữ đến ngày nay - anh 10

Khoảng 700 năm trước, nó từng là một trung tâm giao thương nhộn nhịp, nơi các tay lái buôn từ châu Âu, hạ Sahara châu Phi, Ai Cập, và Ma-rốc gặp gỡ để trao đổi buôn bán muối, vàng, ngà voi và nô lệ. Nhưng đó không phải là loại ‘hàng hóa’ duy nhất được trao đổi.

Timbuktu cũng là nơi các ý tưởng, triết lý và niềm tin tâm linh hòa trộn vào làm một. Một trong những cách chủ yếu đề chia sẻ những ý tưởng như vậy là thông qua những hoạt động bán sách. Các bản thảo cổ đại của Timbuktu nhìn rất ấn tượng. Chúng được bọc trong da lạc đà, da dê hay da bê, rồi được khắc chữ bằng mực vàng, đỏ và đen huyền.

Các trang giấy đầy các từ ngữ viết theo lối thư pháp rất đẹp trong ngôn ngữ Ả Rập và châu Phi, đồng thời cũng chứa một loạt các thiết kế hình học thú vị. Chủ đề của bộ sưu tập này, trải dài từ thế kỷ thứ13 đến thứ 17, bao gồm kinh Koran, Xufi, triết học, luật, toán học, y học, thiên văn học, khoa học, thơ văn và nhiều hơn nữa.

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.