10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018

Năm 2018 đánh dấu nhiều bước tiến mới của loài người trong việc khám phá và chinh phục thế giới tự nhiên. Biên cạnh đó, các tập đoàn công nghệ đã cho ra mắt nhiều sản phẩm mới với những tính năng ưu việt. Chúng ta hãy cùng điểm qua 10 sự kiện khoa học công nghệ nổi bật trong năm vừa qua.

1. Nhà vật lý người Anh – Stephen Hawking qua đời

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 1

Chân dung Stephen Hawking.

Giáo sư Stephen Hawking đã qua đời tại nhà riêng vào sáng sớm ngày 14/3, sau hàng chục năm giải mã các bí ẩn của vũ trụ. Ông là nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, tác giả viết sách khoa học thường thức và đã từng giữ chức Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge.

Trong số những công trình khoa học quan trọng của ông, nổi bật nhất là sự hợp tác với Roger Penrose về lý thuyết kỳ dị hấp dẫn trong khuôn khổ thuyết tương đối tổng quát và tiên đoán lý thuyết hố đen phát ra bức xạ (tức bức xạ Hawking). Hawking là người đầu tiên khởi đầu một nền vũ trụ học dựa trên sự thống nhất giữa thuyết tương đối tổng quát và cơ học lượng tử. Ông là người ủng hộ mạnh mẽ cách diễn giải nhiều thế giới về cơ học lượng tử.  

2. Bê bối rò rỉ thông tin người dùng của Facebook

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 2

Facebook đối mặt với bê bối trong năm 2018. 

Giới chức Anh cho biết phải đối mặt một khoản tiền phạt 644.000 USD từ vụ bê bối với công ty Cambridge Analytica làm lộ thông tin của 50 triệu người dùng. Nhiều nguồn thông tin khác còn cho rằng ít nhất 87 triệu tài khoản Facebook bị thu thập dữ liệu. Trong số đó, 10 quốc gia có số tài khoản Facebook bị thu thập dữ liệu nhiều nhất là Mỹ, Philippines, Indonesia, Anh, Mexico, Canada, Ấn Độ, Brazil, Việt Nam và Australia. Việt Nam có 427.446 tài khoản người dùng bị thu thập dữ liệu.

3. Apple “trình làng” các mẫu Iphone mới

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 3

Mẫu Iphone XR mới "trình làng" trong năm 2018. 

Đúng 0h ngày 12/09/2018, Apple ra mắt loạt sản phẩm mới trong sự kiện được tổ chức tại Nhà hát Steve Jobs, trong khuôn viên trụ sở Apple Park ở Cupertino, California. Đây là sự kiện công nghệ được quan tâm đặc biệt trong năm 2018, khi đây là lần thứ hai “gã khổng lồ” Apple ra mắt cùng lúc 3 mẫu Iphone trong một năm. 

4. Nasa phóng thành công tàu thăm dò Mặt Trời Parker

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 4

Tàu thăm dò Parker được phóng lên. 

Tàu thăm dò Parker là tàu thám hiểm Mặt Trời đầu tiên của loài người. Đây sẽ là chiếc phi thuyền đầu tiên tiến vào vành nhật hoa, giúp các nhà khoa học khám phá bí ẩn về hiện tượng bão từ. Theo Nasa, tàu thăm dò Parker có giá trị lên đến 1,5 tỷ USD. Để chịu mức nhiệt lên đến 1.400 độ C, tàu Parker được bảo vệ bởi lớp vỏ dày 11,43 cm, nhiệt độ bên trong tàu sẽ được duy trì trong khoảng 29 độ C. 

5. 2 em bé chỉnh sửa Gene đầu tiên ra đời

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 5

Nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê.

Có lẽ, một trong những công trình khoa học hứa hẹn nhất thế giới trong năm qua là công trình chỉnh sửa Gene người của các nhà khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là công trình làm dấy lên nhiều hoài nghi và phản đối của giới khoa học. Ngày 26/11, tại Hong Kong, nhà nghiên cứu Hạ Kiến Khuê (người Thâm Quyến, Trung Quốc) tuyên bố tạo ra hai bé gái song sinh chỉnh sửa gene đầu tiên trên thế giới bằng kỹ thuật CRISPR-Cas9 trên phôi thai của 7 cặp đôi. Gene của cặp sinh đôi có tên Lu Lu và Na Na đã được chỉnh sửa để có khả năng chống lây nhiễm virus HIV/AIDS từ chính cha mẹ mắc bệnh của mình.

6. Phóng thử nghiệm thành công tàu du lịch không gian đầu tiên

 Branson (người sáng lập Virgin Galactic) chia sẻ hi vọng rằng sẽ sớm có một chuyến du lịch ngoài không gian dành cho những hành khách nào sẵn sàng chi trả 250.000 USD. Trong tháng 07/2018, công ty Virgin Galactic đã phóng thử nghiệm tàu du lịch không gian đầu tiên. Đây là sự kiện hứa hẹn sẽ có những chuyến du lịch không gian trong tương lai.

7. Định nghĩa mới về đơn vị khối lượng chuẩn Kilogram

 Cùng với đại lượng độ dài, lượng chất, cường độ dòng điện... Đơn vị khối lượng được liệt kê vào một trong bảy đại lượng cơ bản của hệ SI. Tuy nhiên, sau 130 năm, định nghĩa đầu tiên của Kilogram đã không còn chính xác nữa, ngày 16/11/2018, các nhà khoa học đến từ 60 quốc gia đã thống nhất xác định đơn vị Kilogram bằng hằng số Planck theo cách tính toán của cơ học lượng tử. 

8. Siêu nguyệt thực của thế kỷ 21

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 6

Nguyệt thực dài nhất thế kỷ 21. 

Rạng sáng ngày 28/07/2018, người dân Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới đã được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thú vị nhất năm 2018 đó là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ. Hiện tượng bắt đầu vào khoảng 0h14, khi đó mặt trăng đi vào vùng bóng nửa tối và kết thúc vào khoảng 6h30 sáng 28/07. 

9. Các nhà khoa học khẳng định phát hiện nước trên Mặt Trăng

Ngày 26/07/2018, các nhà khoa học Nasa đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Nature Geoscience. Họ khẳng định đã tìm thấy nước trên Mặt Trăng. Trong bài báo, các nhà nghiên cứu  cho biết, bề mặt của Mặt Trăng có thể chứa nước. Theo đó, các nhà khoa học phát hiện, những hạt thủy tinh núi lửa trên Mặt Trăng chứa lượng nước tương tự như đá bazan có trên Trái Đất. Điều này cho thấy, một số khu vực trên vỏ mặt trăng chứa nhiều nước như trên Trái đất. 

10. Sự sống trên sao Hỏa

10 sự kiện khoa học – công nghệ tiêu biểu trong năm 2018 ảnh 7

Sao Hỏa. 

Nhà nghiên cứu Jesse Tarnas cho rằng có một tầng sinh quyển phía dưới bề mặt sao Hỏa và nó tương tự như môi trường sống dưới lòng đất ở Trái Đất. Nghiên cứu của ông đã được công bố trên tạp chí  Nature Geoscience vào tháng 10/2018 cho thấy bên dưới bề mặt sao Hỏa có thể có đủ lượng oxy và nước cho những dạng sống đơn giản phát triển. 

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.