11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản

Người Nhật Bản, ngoài danh tiếng về tính kỷ luật, còn được biết đến như là nơi luôn tồn tại những lối sống và phong tục kỳ lạ.
11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản

Cụ thể, người Nhật Bản đặt ra luật lệ ở bất cứ đâu: trên bàn ăn, trong công việc, thậm chí là tặng quà. Thậm chí còn ở mỗi phòng phải đi một đôi dép khác nhau.

Nếu bạn có ý định đến Nhật Bản để du lịch trong vài ngày, danh sách dưới đây sẽ đề cập đến một vài phong tục và thói quen tiêu biểu có thể khiến bạn không bị “choáng” hay tự biến mình thành một người bất lịch sự trong mắt người dân Nhật Bản.

4 là con số xui xẻo

11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản ảnh 1
Ở Nhật Bản, số 4 là con số xui xẻo (Ảnh: tofugu.com).

Trong tiếng Nhật, số Bốn được phát âm là “Shi” - gần giống với từ “Chết”. Cũng giống như con số 13 trong quan niệm phương Tây, người Nhật coi số 4 như biểu hiện của sự kém may mắn, vì thế bạn đừng bao giờ tặng họ những món quà gồm có 4 đồ vật, bởi người Nhật sẽ nghĩ bạn đang trù ẻo họ đấy.

Xì mũi nơi công cộng là bất lịch sự

Xì mũi nơi công cộng được coi là hành vi vừa bất lịch sự, vừa mất vệ sinh. Thông thường người Nhật chỉ xì mũi ở những nơi riêng tư, bởi vậy nếu không thể kiềm chế được, bạn hãy cố gắng xì mũi càng nhỏ tiếng càng tốt.

Nói “KHÔNG” với tiền boa

Theo quan niệm của người Nhật, hành động đưa tiền boa không phải là hành vi đứng dắn – thậm chí đôi khi còn bị xem là một sự sỉ nhục. Vì vậy, thông thường người Nhật sẽ không hề thấy vui khi bạn đưa tiền boa, và thậm chí có rất nhiều người sẽ đuổi theo bạn để trả lại tiền.

Nếu có một nhân viên nào đó tỏ ra hữu ích với bạn, hãy đưa cho họ một món quà nhỏ như một hộp kẹo hay một chai rượu chứ đừng móc ví và đưa tiền.

Vừa đi vừa ăn là rất khó coi

11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản ảnh 2
Với nhiều người Nhật, vừa đi vừa ăn là hành động rất khó coi (Ảnh: english-ch.com).

Mặc dù ngày nay người Nhật đã thoáng hơn nhiều trong việc này, nhưng về cơ bản, những người vừa đi vừa ăn vẫn phải nhận được những ánh mắt thiếu thiện cảm. Điều này đôi khi gây ra khá nhiều bất tiện với người phương Tây – thường coi việc ăn uống ngoài đường là rất bình thường.

Có những người được trả tiền để đẩy người khác

Oshiya có nghĩa là “người đẩy”, là những nhân viên mặc đồng phục, được nhận lương để… đẩy mọi người lên tàu điện hoặc xe trong các giờ cao điểm sáng hoặc chiều. Nghe thì có vẻ kỳ lạ, nhưng những người này có trách nhiệm đảm bảo không ai bị kẹt ở cửa tàu điện khi có quá đông người.

Những cô gái ngủ gục trên vai bạn

11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản ảnh 3
Sau thời gian làm việc căng thẳng, người Nhật thường ngủ ngay trên chuyến tàu về nhà (Ảnh: Japantrends.com).

Nếu có một cô gái Nhật nào ngủ gục đầu lên vai bạn, chớ vội nghĩ rằng cô ấy thật bất lịch sự hay đang cố tình "câu kéo" bạn. Người Nhật thường phải trải qua hàng giờ liên tục làm việc và học tập căng thẳng, vì vậy việc họ ngủ gật trên tàu xe là chuyện dễ hiểu.

Đi dép trong nhà mọi lúc mọi nơi

Việc thay dép trong nhà gần như là bắt buộc ở mỗi ngôi nhà của người Nhật Bản, các nhà hàng truyền thống, đền đài, đôi khi là ở cả bảo tàng hay các phòng tranh. Tại những nơi đó, bạn sẽ nhìn thấy một dãy dài những chiếc dép đi trong nhà, và tốt hơn hết là bạn nên chọn lấy một đôi.

Ngoài ra, người Nhật có một đôi dép đặc biệt chỉ dùng để đi trong nhà vệ sinh, vì thế khi đi ra bạn nhớ thay lại đôi dép cũ nhé.

Đến thăm nhà hãy mang theo quà

Nếu bạn được mời đến nhà một người Nhật, hãy mang theo một món quà và chủ nhà chắc chắn sẽ thấy rất vinh hạnh. Sẽ thật tuyệt vời nếu món quà đó là đặc sản của quê hương bạn, và nếu nó được bọc gói thật đẹp và cẩn thận thì không còn gì tuyệt vời hơn.

Ngoài ra, bạn cũng đừng bao giờ từ chối quà từ người Nhật – tuy nhiên hãy cố gắng đưa quà cho họ trước.

Không nên rót đồ uống cho chính mình

11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản ảnh 4
Bạn hãy để người khác rót cho mình (Ảnh: outsiderjapan.pbworks.com).

Tại một số quốc gia, bạn sẽ là người lịch sự khi rót đồ uống cho người khác trước rồi cuối cùng mới đến mình. Tuy nhiên ở Nhật, làm như vậy sẽ tạo cảm giác thiếu tôn trọng. Nếu bạn rót đồ uống cho mọi người, hãy đảm bảo ly của bạn không có gì để người khác có thể rót “trả lễ”.

Đồng thời, bạn cũng phải đợi đến khi ai đó hô “Kanpai” (Nâng ly) trước khi uống.

Húp mỳ thật to là biểu hiện lịch sự

Giống như việc ợ sau khi dùng bữa ở Ấn Độ, người Nhật cũng rất thích nghe tiếng húp mì xì xoạp – điều chứng tỏ bạn rất thích món mì đó. Thậm chí, nếu bạn húp không đủ to, người Nhật còn nghĩ thực ra bạn không hề thích món này. Một phần là vì các món súp và mì ở Nhật Bản thường dùng khi nóng, vì vậy việc húp mì cũng giúp món ăn nguội bớt.

Ngủ trong các khách sạn “con nhộng”

11 phong tục kỳ lạ chỉ có ở Nhật Bản ảnh 5
Những khách sạn "con nhộng" đang rất phát triển ở Nhật Bản (Ảnh: uniqhotels.com).

Khách sạn “con nhộng” là một kiểu khách sạn giá rẻ dành cho những người chỉ muốn tìm một chỗ để ngủ. Khách hàng phổ biến nhất của loại hình kinh doanh này là những người kinh doanh, người vừa trải qua một buổi tiệc tùng thâu đêm hoặc người bị lỡ chuyến tàu cuối cùng về nhà.

“Phòng nghỉ” của những khách sạn dạng này vốn không to hơn một chiếc quan tài là mấy, và các buồng cũng được xếp san sát và chồng lên nhau giống như tổ ong vậy.

Tuệ Linh

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.