15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ

Có những câu nói hàng ngày của bố mẹ tưởng chừng như vô hại nhưng trẻ sẽ tưởng rằng những lời nói đó là sự thật và trở nên sợ hãi, tự ti, mặc cảm với chính bản thân mình.
15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ
Vì vậy, các bậc cha mẹ hãy ghi nhớ một số điều sau đây không nên nói với trẻ dù trong bất kỳ tình huống nào.

1. “Con giỏi quá”

Khi con bạn làm đúng một bài toán khó hay nhanh nhẹn trả lời đúng một câu hỏi đố mẹo, bạn cũng đừng vội khen "con giỏi quá". Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng lời khen như một động lực giúp con cố gắng hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. Việc thường xuyên khen con mình sẽ khiến con trở nên phụ thuộc vào sự công nhận đó, thậm chí làm xuất hiện trong con trẻ tính tự cao, tự đắc, coi thường người khác.

15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ - anh 1

Không nên vội khen "con giỏi quá" để tránh tính tự cao của trẻ.

Thay vì khen con trẻ bằng một câu "trên trời", cha mẹ có thể diễn tả "Con đã khá hơn rồi", "Con và đồng đội rất ăn ý"... Đó là một sự trợ giúp rất đắc lực cho con trong giai đoạn đang phát triển cả về tâm lý cũng như kiến thức cuộc sống.

2. "Con giống hệt bố" hay "Sao con không thể giống như anh (chị) con"

Câu nói này nghe tưởng chừng như vô hại nhưng nó có thể "đánh" vào cả con trẻ và bố (mẹ) của chúng nếu như bố (mẹ) của trẻ luôn là người bị chỉ trích trong gia đình. Như vậy, mỗi lần bố (mẹ) của trẻ bị chỉ trích, trẻ sẽ cảm thấy tức giận, xấu hổ, thậm chí dẫn đến nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực trong trẻ. Bởi trong giai đoạn này tâm sinh lý của trẻ rất nhạy cảm.
Trong trường hợp, bố mẹ đã ly dị và trẻ bị so sánh "giống hệt bố mày" với người bố không còn sống cùng, khả năng trẻ bị tổn thương là rất lớn, nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng trẻ trở nên hư hỗn, bướng bỉnh, khó dạy bảo.

Điều này cũng tương tự như câu nói "Sao con không giống như anh (chị) con". Đây là một cạm bẫy đối với bố mẹ, đặc biệt là khi bạn có một đứa con hiếu động trong khi đứa kia lại cư xử hòa nhã. Khi bạn sử dụng hình thức so sánh này, sẽ dần hình thành tâm lý bi quan, mặc cảm, khó chịu trong trẻ, tạo sự ngăn cách giữa các con.

3. "Con chờ bố (mẹ) về mà hỏi"

Bé sẽ rất vui nếu được bạn bỏ chút thời gian chơi đồ hàng cùng bé hoặc giải đáp một số thắc mắc của bé hay đơn giản chỉ là cùng bé ngắm bức tranh bé vừa hoàn thành, những lúc ấy, bạn thường gạt đi và bảo: "Con chờ bố về đi, mẹ đang bận lắm".

Thái độ bất hợp tác này của bạn có thể khiến bé căng thẳng. Bé sẽ nghĩ bạn không còn yêu bé nữa. Thêm vào đó, nếu chồng bạn trở về nhà trong tình trạng mệt mỏi, anh ấy dễ cáu gắt khi bị bé làm phiền. Khi ấy, bé sẽ càng trở nên buồn chán và xuất hiện nhiều cảm xúc tiêu cực hơn.

15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ - anh 2

Bố mẹ nên dành thời gian cho con trẻ, không nên xa lánh bé

Vậy nên, dù bận đến mấy, cũng không nên dồn hết trách nhiệm chăm nom bé lên vai người bạn đời. Bạn nên vui vẻ thông báo để bé hiểu rằng bạn đang bận việc bằng những câu nói nhẹ nhàng như "Con yêu, mẹ đang bận chút, lát nữa mẹ trò chuyện với con nhé", "Con có thể ra xem phim hoạt hình chờ mẹ một lát, mẹ xong việc sẽ tới chơi với con yêu ngay", "Mẹ sẽ xem tranh của con sau khi mẹ nấu xong nồi canh này được không con yêu, con sẵn sàng đợi mẹ chứ"...

4. "Cố gắng lên"

Khi một ai đó gặp khó khăn, đa phần mọi người đều có ý nghĩ khuyến khích "Cố gắng lên". Câu nói này mang lại một áp lực rất lớn cho người nhận nó, đặc biệt là con trẻ. Nếu bạn động viên con bằng câu nói đó, rất có thể vô tình tạo áp lực phải chiến thắng bằng được trong mọi thứ của con trẻ. Nếu không đạt được như mong muốn của cha mẹ, trẻ sẽ nghĩ rằng mình đã không tập luyện chăm chỉ, mình đã không cố gắng. Hãy khuyến khích con luyện tập chăm chỉ theo một cách khác để con có thể phát triển và cảm thấy tự hào về bản thân.

5. “Không sao đâu”

Khi con bị thương và bật khóc, bạn sẽ động viên con rằng không sao cả, như vậy có thể khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Bạn nên giúp con trấn an lại cảm xúc bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm và hiểu được cảm giác của con bằng những câu như: “Thật là một cú ngã đáng sợ”, "Mẹ hiểu mà"...

6. “Để mẹ giúp”

Khi trẻ đang chơi giải câu đố hoặc gặp một điều gì khó khăn các mẹ sẽ luôn muốn giúp đỡ trẻ. Nhưng, đừng vội làm như vậy. Bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của trẻ. Bất cứ khi nào gặp khó khăn bé sẽ luôn trông đợi vào câu trả lời của người khác, vào sự giúp đỡ của người khác. Thay vào đó, hãy đặt các câu hỏi giúp trẻ giải quyết vấn đề như “Liệu có nên đặt miếng lớn và miếng nhỏ này ở phần dưới chân không con?", "Sao con lại nghĩ vậy?", "Con hãy thử xem sao”.
15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ - anh 3

Hãy động viên con khi con gặp khó khăn.

7. “Chúng ta không đủ tiền mua đâu”

Câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính. Hãy dùng cách nói khác để truyền đạt đến trẻ như “Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”. Nếu con đòi thảo luận về vấn đề này, bạn sẽ có cơ hội để trò chuyện với con về cách chi tiêu hợp lý và quản lý tiền bạc.

8. "Con chẳng bao giờ làm đúng điều gì"

Khi mẹ nói điều này ra sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, bị hạ thấp. Nhiều người nghĩ xấu hổ là một cách tốt để trừng phạt trẻ, nhưng thực tế nó không phải là công cụ tốt để giúp trẻ em học những kỹ năng mới. Mà ngược lại, nó có thể khiến trẻ co mình lại. Về lâu dài, xấu hổ sẽ khiến trẻ ít có khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn.
Xấu hổ khác với cảm giác có lỗi. Cảm giác có lỗi bao hàm cảm giác hối hận và thấy có trách nhiệm khi làm điều sai trái, gây tổn thương cho người khác. Bạn muốn con có cảm giác có lỗi khi bé lấy chiếc váy của chị gái mà không hỏi và sau đó làm hỏng, và bạn muốn con phải có trách nhiệm về hành động đó. Nhưng đừng dùng sự xấu hổ để cố gắng làm trẻ cảm thấy có lỗi. Xấu hổ sẽ thể hiện "Con là một người vô dụng". Thông điệp này tạo cho con cảm giác xấu hổ và nhục nhã, không dạy con về tính trách nhiệm.

9. "Mẹ chán con lắm rồi" hay "Con thật hư"

Tất cả các bậc cha mẹ đều cảm thấy khó chịu khi con trẻ không nghe lời, nghịch đồ ăn... nhưng cụm từ "Mẹ chán con lắm rồi" khiến trẻ cảm thấy bị cô lập và hắt hủi. Có thể nói đây là một lời đe dọa giận dữ với mục đích làm tổn thương người khác. Vì trong lòng con trẻ, bố mẹ luôn là người mang lại sự bảo vệ an toàn, thức ăn, quần áo, chỗ ở... Về lâu dài, tiếp tục nói những điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ giữa bố mẹ và con trẻ.
Vậy nên, thay vì nói "Con hư thế", "Mẹ chán con lắm rồi" các mẹ có thể nhẹ nhàng "Mẹ không bằng lòng khi con cư xử như vậy". Sau đó, có thể gợi ý với bé cách thực hiện những hành vi tốt hơn.

10. "Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ sinh con ra" hay "ước gì con không phải là con của mẹ"

Sau một ngày làm việc vất vả, khi trở về nhà lại phải "vật lộn" với con cái khiến nhiều bậc cha mẹ có ý nghĩ rằng "Mẹ ước là mẹ chưa bao giờ sinh con ra" vì bạn thấy kiệt sức, mệt mỏi và buồn phiền. Nhưng đây chỉ là một cảm giác nhất thời trong khi bạn quá căng thẳng. Nếu con bạn nghĩ bố mẹ chúng không còn gì để mất, bao gồm cả tình yêu của mẹ, trẻ sẽ hành động bất cần hơn.
Khi bạn cảm thấy như vậy, hãy trấn tĩnh lại và dành thời gian cho chính mình để giải tỏa mệt mỏi. Khi đã bình tĩnh, bạn nên khéo léo cùng ngồi nói chuyện với con về những điều trẻ đã làm sai để tránh mối quan hệ giữa mẹ và con thêm nhiều sóng gió.
15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ - anh 4

Chỉ những lời nói buột miệng của bố mẹ cũng đủ gây tổn thương cho con trẻ.

11. “Không được nói chuyện với người lạ”

Khi trẻ gặp một người không quen, trẻ sẽ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với mình. Thay vì áp đặt những lời cảnh báo trẻ như vậy, hãy dựng lên một kịch bản như “Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và muốn chở con về nhà?”. Hãy lắng nghe câu trả lời, và hướng dẫn con cách hành xử hợp lý.

12. “Mẹ đang ăn kiêng nhé”

Khi hàng ngày thấy bạn kêu ca mình đang béo lên, trong đầu con có thể phát triển một hình ảnh cơ thể không khỏe mạnh. Trong trường hợp này, tốt hơn nên nói rằng: “Mẹ đang tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh vì điều đó khiến mẹ cảm thấy rất tốt”. Đừng nói rằng “Mẹ phải tập thể dục” mà hãy nói rằng “Bên ngoài thời tiết rất đẹp. Mẹ sẽ đi dạo một chút. Con có muốn đi cùng mẹ không?”. Câu nói này sẽ giúp con vui vẻ đi bộ cùng bạn ngay lập tức.

13. "Dễ vậy mà con cũng không biết à"

Khi con trẻ tìm đến bạn để nhờ bạn giải đáp một thắc mắc nào đó, có nghĩa là bé đang rất tin tưởng bạn. Vì vậy bạn đừng ngần ngại mà hãy chỉ dẫn bé làm lại từ đầu, khuyến khích để bé tập trung hoàn thành từng phần việc nhỏ một, từ việc dễ đến việc khó, từ những việc đơn giản đến những phần việc phức tạp hơn. Các mẹ không nên cười chê, chế nhạo nếu chẳng may bé không tự mình làm được. Thay vào đó, hãy tạo không khí vui vẻ để bé không bị căng thẳng khi bạn hướng dẫn bé làm một việc nào đó. Điều đó sẽ khiến cho bé cảm thấy sợ hãi, không dám hỏi thêm bạn điều gì nữa vì sợ bạn nổi giận.
15 điều mẹ tuyệt đối không nên nói với trẻ - anh 5

Đôi khi các mẹ cần phải khéo léo với con trẻ.

14. "Con không nhanh chân lên, mẹ sẽ bỏ con lại đấy"

Khi muốn thúc giục bé nhanh chóng hoàn thành một công việc gì đó hoặc đơn giản chỉ muốn các bé đi nhanh hơn, các ông bố bà mẹ cũng không nên sử dụng câu này. Bởi với con trẻ, nỗi sợ hãi lớn nhất là bị cha mẹ bỏ rơi. Nếu muốn bé ghi nhớ và nhanh nhẹn hơn, bạn có thể đưa ra cho bé vài lời cảnh báo như “Đã đến lúc mẹ con mình phải về nhà rồi”, "Con có nghĩ mình cần về nhà nhanh hơn không?" đồng thời dắt tay bé bước theo bạn.

15. "Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh"

Những câu nói như "Có ăn không thì bảo, con mà không ăn là mẹ khâu mồm đấy", "Con không ăn là ma đến bắt đi đấy" hoặc "Không ăn hết cơm thì con sẽ không được ăn bánh" dễ khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và giảm hẳn cảm giác ngon miệng. Nếu bạn cứ tiếp tục dọa nạt bé như vậy, bé sẽ bị ức chế tâm lý, cơ thể khó hấp thụ được chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Ngoài ra, bạn đã xây dựng ở bé một nỗi sợ vô hình về ma quỷ. Điều này chỉ khiến bé thêm nhút nhát, e dè, ngại hòa nhập với thế giới xung quanh mà thôi.

Vì vậy, bạn nên tránh ngôn từ mang tính liên tưởng cao khi giao tiếp với bé. Tốt nhất, bạn nên nhẹ nhàng hướng dẫn để bé biết cách ăn uống hợp lý.

>>> Xem thêm:

Bạn đã biết cách dạy con gái trở thành quý cô?

Khi nào cha mẹ nên dạy con về tiền?

Hãy dạy con yêu thương bản thân trước khi quá muộn!

Bạn sẽ là người mẹ tuyệt vời?

Những thực phẩm dễ gây tiêu chảy cho mẹ bầu

Bạn đã biết cách dạy con gái trở thành quý cô?
Bạn đã biết cách dạy con gái trở thành quý cô?
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.