Theo đông y tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn; chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng trướng đầy, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi, tẩy uế...
Tuy nhiên, ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận và một số bệnh khác.
Ăn nhiều tỏi có thể gây ảnh hưởng đến mắt, gan, thận ... |
Khi ăn tỏi cần phải lưu ý những điều sau:
Có những người không ăn được tỏi do dị ứng hoặc không tiêu hóa được. Vì vậy, nếu ăn tỏi mà thấy các dấu hiệu như ợ nóng, đầy hơi... thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với tỏi, tốt nhất nên ngưng ăn tỏi. Trường hợp dị ứng tỏi nghiêm trọng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tỏi cất giữ quá lâu trong tủ lạnh, lên mầm... thường không tốt cho sức khỏe và rất dễ ngộ độc nếu vẫn ăn. Khi bị ngộ độc tỏi, dấu hiệu dễ nhận thấy là khó chịu trong dạ dày, nặng hơn thì có thể dẫn tới tử vong.
Ăn nhiều tỏi, nhất là tỏi sống sẽ khiến cho hệ tiêu hóa gặp rắc rối như gây kích ứng hoặc làm tổn thương các bộ phận trong hệ tiêu hóa.
Để tránh những tác dụng phụ đáng tiếc, bạn cần chú ý:
Không ăn cả tép tỏi nguyên.
Không nuốt cả tép tỏi.
Không ăn tỏi khi đói.
Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi, đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút.
Không dùng tỏi đắp lên da đối với những người dị ứng với tỏi.
Khi dùng tỏi để trị giun kim không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
Hoàng Thúy (t/h)
>>> Xem thêm:
10 thói quen uống nước nguy hại đến sức khỏe