7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc

Tràng An, Bái Đính, Yên Tử,... là những địa điểm du xuân không thể bở lỡ ở miền Bắc.
7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc

Địp dầu năm mới là thời điểm bạn không nên bỏ qua các chuyến du xuân đầy hứng khởi. Có rất nhiều điểm đến hấp dẫn, cảnh sắc nhẹ nhàng, quyến rũ hứa hẹn chuyến đi sẽ đầy trải nghiệm và khám phá.

Bạn có thể chọn những phút giây yên bình, hạnh phúc hòa mình với thiên nhiên kỳ vỹ của núi rừng Tây Bắc. Hoặc lựa chọn những nơi linh thiêng như đền, chùa để cầu bình an, may mắn.

Tràng An (Ninh Bình)

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 1

Nằm cách Hà Nội hơn 90km về phía nam thuộc các huyện Hoa Lư, Gia Viễn và TP.Ninh Bình, Tràng An có diện tích hàng nghìn hécta được bao bọc bởi hệ thống dãy núi đá vôi ngập nước tạo ra các đầm hồ, thung nước thông nhau bởi 48 hang động xuyên thủy và nhiều hang động khác.

Hành trình xuyên thủy khám phá hang động tại khu du lịch sinh thái Tràng An đi theo một lộ trình khép kín, điểm đầu và điểm cuối giáp nhau tại bến đò Áng Mương. Theo lộ trình du khách sẽ đi qua 12 hang động nối nhau bởi các thung nước và ba khu di tích lịch sử và tâm linh. Thời gian cho một chuyến đi kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ.

Khám phá Tràng An, khách tham quan sẽ dễ dàng nhận thấy nơi đây có sự kết hợp của một số danh thắng nổi tiếng... Khi đi đò lênh đên trên sông nước thì giống như đi suối Yến ở chùa Hương; Khi đi qua hang động thì giống như khám phá động ướt ở Phong Nha, Quảng Bình; Khi ngắm cảnh núi non thì từa tựa như đang ngao du Vịnh Hạ Long.
Khu sinh thái hang động Tràng An là một trong những danh thắng của Việt Nam ứng cử di sản thiên nhiên thế giới.

Ngoài Tràng An bạn có thể quá bộ lên chùa Bái Đính để cầu may cho gia đình trong dịp năm mới 2015.

Sapa (Lào Cai)

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 2

Một trong những địa điểm du lịch Tết hút khách du lịch nhất miền Bắc là Sa Pa. Dịp Tết Nguyên đán 2015 dự báo nền nhiệt miền Bắc sẽ ấm hơn trung bình nhiều năm, do vậy chắc chắn du khách sẽ được chiêm ngưỡng một Sa Pa bừng tỉnh trong nắng vàng sau những ngày giá lạnh. Ngoài ra, nếu đến Sa Pa vào dịp tết du khách sẽ được trải nghiệm rất nhiều lễ hội văn hóa như lễ Tết nhảy, hội Roóng Poọc của người Giáy...

Năm 2014 vừa qua, tuyến đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã thông hành, rút ngắn thời gian đi từ Hà Nội lên Lào Cai chỉ còn 3,5 giờ đồng hồ. Đây là một lý do khiến Sa Pa là lựa chọn số một trong số các địa điểm du lịch tết miền Bắc.

Các địa điểm tại Hà Nội

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 3

Nhắc đến những địa điểm du xuân ở thủ đô không thể không nhắc đến Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long , Văn Miếu – Quốc Tử Giám hay công viên nước Hồ Tây… Vào những ngày đầu năm, những địa điểm trên không chỉ được trang hoàng lộng lẫy mà còn diễn ra nhiều chương trình triển lãm, hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch.

Ngoài ra, nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở thủ đô cũng được người dân chọn làm địa điểm du xuân, vãn cảnh và cầu mong năm mới cho cả gia đình như chùa Thầy, chùa Trấn Quốc, phủ Tây Hồ…

Yên Tử

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 4

Điểm đến đỉnh thiêng Yên Tử thu hút hàng triệu khách thập phương mỗi mùa khai hội. Núi Yên Tử (1.068 m) là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam".

Khu di tích danh thắng Yên Tử bao gồm một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Hệ thống cáp treo 2 chặng từ bến Giải Oan đến chùa Hoa Yên và từ chùa Hoa Yên tới khu vực tượng An Kỳ Sinh đã được nâng cấp, đảm bảo việc vận hành trơn tru. Đồng thời ban tổ chức cũng đã tăng cường hệ thống chiếu sáng trên đường từ cầu Giải Oan lên đến tận chùa Đồng nhằm tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Lễ hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng âm lịch và kéo dài đến cuối tháng 3 âm lịch. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương tôn giáo giữa thiên nhiên hùng vĩ. Thú vui "như hội" là leo núi, lên đỉnh cao nơi có chùa Ðồng.

Chùa Bái Đính

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 5

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa nằm trên núi Bái Đính ở Gia Viễn - Ninh Bình. Chùa với nhiều kỷ lục được xác lập bởi Trung tâm kỷ lục Việt Nam như: Khu chùa rộng nhất Việt Nam; Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á; chùa có nhiều tượng La Hán lớn nhất Việt Nam; Khu chùa có giếng lớn nhất Việt Nam...

Với kiến trúc hoành tráng, đồ sộ, mang đậm bản sắc truyền thống, nơi đây đã trở thành một điểm đến hấp dẫn của Ninh Bình. Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3.

Lễ hội chùa Bái Đính gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội.

Phần hội chùa Bái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô.

Chùa Hương

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 6

Khai hội từ mùng 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch, lễ hội chùa Hương là lễ hội lớn nhất và diễn ra dài nhất trong năm, được tổ chức tại khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể cấu trúc kết hợp vừa thiên nhiên, vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp...

Hàng năm, mỗi độ xuân về hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn, hàng triệu phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành, để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.

Nhà thờ đá Phát Diệm

7 địa điểm du xuân không thể bỏ lỡ ở Miền Bắc ảnh 7

Đến nhà thờ đá Phát Diệm, chắc chắn bạn sẽ được chỉ cho xem ngôi mộ của vị linh mục Trần Lục mà người ta vẫn quen gọi là cụ Sáu. Trên mộ có ghi mấy dòng chữ: Người kiến thiết nhà thờ đá Phát Diệm, sinh năm 1825 tại làng Mỹ Quan - huyện Nga Sơn - tỉnh Thanh Hoá - Xứ Kẻ Dừa. Công lao của cụ không chỉ được nói đến với Giáo hội nói chung mà còn với xứ Phát Diệm nói riêng đặc biệt là trong việc cho xây dựng nhà thờ đá này.

Nhà thờ là sự kết hợp giữa kiểu kiến trúc đình chùa Phương Đông và lối kiến trúc Gô-tíc Phương Tây tạo nên một quần thể kiến trúc bao gồm: ao hồ, Phương Đình và nhà thờ lớn. Trong số đó, tôi đặc biệt ấn tượng lối kiến trúc của nhà nguyện Đức Mẹ. Hầu như tất cả mọi thứ ở đây đều làm bằng đá từ nền, tường, cột cho đến chấn song cửa. Ấn tượng hơn nữa khi tôi được biết tất cả đều được làm chỉ với bàn tay tài hoa của người thợ và một dụng cụ đục đá nhỏ.

Tham quan bất cứ đâu trong kiến trúc nhà thờ, ta đều thấy những hoa văn chạm khắc rất đẹp. Và nếu chịu khó để ý một chút, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra nét văn hóa Á Đông trong đó. Đó là hình ảnh của tùng, cúc, trúc, mai; là hình ảnh của hoa sen rất Việt Nam; là chuông, là trống ở khu Phương Đình nữa.

Nhà thờ đá cũng khiến cho du khách trong và ngoài nước nể phục bởi quá trình chuẩn bị và xây dựng lâu dài, chu đáo của nó. Phải mất 10 năm để chuẩn bị vật tư và phải mất 24 năm cho việc xây dựng và hoàn thành nhà thờ. Toàn bộ vật tư được mua hoặc khai thác từ những địa điểm rất xa xôi, phương tiện vận chuyển hết sức hạn chế trong số đó chủ yếu là gỗ và đá. Có những súc gỗ dài đến 11m, nặng đến 7 tấn. Đá có phiến nặng đến 20 tấn… tất cả được vận chuyển nhờ thuyền bè kết lại thành từng mảng lớn xuôi ngược trên những dòng kênh mà trước đây cụ Nguyễn Công Trứ đã ra công khai mở.

Nha Trang

Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.